Nếu chính quyền Quảng Nam làm đúng thì sợ gì hầu tòa?

© Ảnh : Báo Thanh TraTỉnh Quảng Nam đang rà soát lại các DA thủy điện vừa và nhỏ để có hướng xử lý thích hợp
Tỉnh Quảng Nam đang rà soát lại các DA thủy điện vừa và nhỏ để có hướng xử lý thích hợp - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định làm đúng quy định trong việc chấm dứt nghiên cứu dự án thủy điện Đăk Di 4 nên sẵn sàng hầu tòa nếu bị kiện, báo Người lao động cho biết.

Sáng 8-11, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về việc đại diện Công ty CP Thủy điện Đăk Di 4 (gọi tắt là Công ty Đăk Di 4; trụ sở ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) dọa kiện UBND tỉnh Quảng Nam ra tòa, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết tỉnh đã đối thoại, giải thích rõ, doanh nghiệp (DN) không thống nhất thì có quyền gửi đơn lên các cơ quan trung ương hoặc ra tòa.

Công an khám nhà Đèo Văn Ban, tháng 11/2017 - Sputnik Việt Nam
Hàng loạt cán bộ 'nhúng chàm' ăn tiền làm thủy điện Sơn La

Cân nhắc kỹ mới thu hồi

Theo ông Đinh Văn Thu, tỉnh Quảng Nam đã xem xét nhiều chiều, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chấm dứt nghiên cứu dự án thủy điện Đăk Di 4 (xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đối với Công ty Đăk Di 4.

"Tỉnh Quảng Nam đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhưng DN vi phạm các cam kết, không triển khai dự án trong thời gian dài nên buộc phải thu hồi. Chúng tôi đã báo cáo Chính phủ về vụ việc này" — ông Thu nói.

Trong ngày 8-11, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, tiếp tục khẳng định tỉnh đã giải quyết đúng quy định, thấu tình đạt lý đối với Công ty Đăk Di 4, dù chính quyền không mong muốn nhưng nếu DN khởi kiện thì tỉnh sẵn sàng hầu tòa. "Việc kiện ra tòa là điều hết sức bình thường, là văn minh pháp luật. Trong trường hợp tòa tuyên tỉnh sai thì tỉnh chấp hành bản án, những người liên quan phải chịu trách nhiệm" — ông Toàn cho biết.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga - Sputnik Việt Nam
Dân kiện chính quyền: Chủ tịch tỉnh, thành phố ngày càng "lười" đến toà
Theo ông Toàn, Quảng Nam nhất quán trong chính sách thu hút đầu tư là tạo điều kiện thuận lợi cho các DN làm ăn nhưng phải thượng tôn pháp luật. Trong số 42 dự án thủy điện đã, đang triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh, hiện chỉ dự án thủy điện Đăk Di 4 lập kỷ lục về thời gian kéo dài nghiên cứu đầu tư.

"Việc thu hồi chấm dứt nghiên cứu đầu tư dự án thủy điện Đắk Di 4 cũng là cách minh bạch về môi trường đầu tư, tạo sự cạnh tranh lành mạnh cho các DN đầu tư vào Quảng Nam" — ông Toàn nói thêm.

Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, cho biết:

"Nam Trà My là một trong số các huyện nghèo nhất nước (gần 50% hộ nghèo), cần có nguồn điện ổn định để phát triển kinh tế — xã hội. Nhiều năm qua, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để dự án thủy điện Đăk Di 4 được triển khai cùng với việc xây dựng đường dây 110 KV. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã không thực hiện đúng các cam kết khiến chính quyền và người dân địa phương hết sức thất vọng".

"Treo" đến 14 năm

Theo hồ sơ, tháng 9-2003, UBND tỉnh Quảng Nam cho phép Công ty CP Cung ứng đầu tư và Xây lắp (Công ty CP SIC) nghiên cứu đầu tư dự án thủy điện Đăk Di 4 (công suất 19,2 MW) nhưng do khó khăn về tài chính, nhà đầu tư không triển khai. Năm 2008, theo đề xuất của DN, UBND tỉnh cho gia hạn thời gian thực hiện dự án với yêu cầu phải khởi công trong quý IV/2009 song DN cũng không thực hiện.

Tuyến metro số 2 TP.HCM - Sputnik Việt Nam
Trễ, trễ nữa, trễ mãi: Sớm nhất đến năm 2024 tuyến metro số 2 của TP HCM mới hoàn thành
Năm 2014, sau khi rà soát, Bộ Công Thương thông báo Đăk Di 4 thuộc đối tượng các dự án thủy điện phải tạm dừng, chưa được đầu tư xây dựng trước năm 2015. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho nhà đầu tư, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ cho phép Công ty CP SIC được phép triển khai dự án trong năm 2015 và Bộ Công Thương đã thống nhất. Năm 2016, UBND tỉnh cho chuyển chủ đầu tư từ Công ty CP SIC sang Công ty Đăk Di 4 và tiếp tục cho gia hạn thời gian thực hiện dự án với yêu cầu DN ký cam kết tiến độ và quỹ bảo đảm thực hiện dự án.

Theo bản cam kết ngày 14-4-2016, đến ngày 14-5-2016, Công ty Đăk Di 4 phải nộp 3,84 tỉ đồng tiền ký quỹ nhưng DN không thực hiện, tỉnh tiếp tục gia hạn thời hạn nộp tiền đến ngày 5-8-2016. Ngày 9-8-2016, Công ty Đăk Di 4 có văn bản xin giãn thời hạn nộp tiền ký quỹ đến ngày 25-8-2016 và ngày 10-8-2016, DN nộp 1,2 tỉ đồng, đến ngày 1-9-2016 mới nộp đủ.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng (đứng) liên tục bị người dân kiện lên tòa cấp cao - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Chủ tịch tỉnh liên tục bị dân kiện lên tòa cấp cao
Qua kết quả kiểm tra thực địa và rà soát các báo cáo về hồ sơ, thủ tục dự án trên, tỉnh Quảng Nam cho rằng nhà đầu tư không triển khai dự án theo đúng tiến độ cam kết kể từ năm 2003 đến thời điểm rà soát, năng lực tài chính rất hạn chế, không cung cấp các hồ sơ chứng minh nguồn vốn để thực hiện dự án. Ngoài ra, DN đã xây dựng trái phép tại khu vực mà tỉnh Quảng Nam mới chỉ cho phép khảo sát, nghiên cứu đầu tư, chưa thống nhất quyết định chủ trương đầu tư dự án hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Vì vậy, ngày 17-3-2017, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn về việc chấm dứt hiệu lực các văn bản liên quan đến dự án thủy điện Đăk Di 4 của Công ty Đăk Di 4. Sau đó, Công ty Đăk Di 4 đã gửi đơn "kêu cứu" đến tỉnh Quảng Nam, Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ. 

Kéo dài là do thời tiết, động đất?

Tại cuộc đối thoại ngày 7-11, đại diện Công ty Đăk Di 4 thừa nhận nộp tiền ký quỹ đầy đủ nhưng chậm so với cam kết. DN này đưa ra một số lý do nộp chậm và cho rằng công ty không hề thiếu năng lực như nhận định của tỉnh Quảng Nam. Theo nhà đầu tư này, kéo dài dự án là do các yếu tố khách quan như thời tiết miền núi, động đất… nên mong được tiếp tục đầu tư dự án nhưng tỉnh dứt khoát chấm dứt thì DN không còn lựa chọn nào khác ngoài khởi kiện ra tòa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала