Đó là nhận định của các chuyên gia với Sputnik, bình luận về dự định của Trung Quốc muốn hoàn thành việc chuẩn bị văn bản cuối cùng của tài liệu này trong ba năm. Mục tiêu đó do Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường tuyên bố khi phát biểu tại Singapore hôm thứ Ba, trong ngày khai mạc hàng loạt sự kiện cấp cao của ASEAN.
Ngay trong năm tới, Trung Quốc muốn khởi đầu xem xét văn bản cuối cùng của Quy tắc, — ông Lý Khắc Cường cho biết. Các cuộc đàm phán về văn bản thống nhất đang được tiến hành. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc và các nước ASEAN đã đạt được nhất trí về ủng hộ tự do cho các chuyến bay và điều hướng ở Biển Đông, — ông Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh. Trong công việc với tài liệu này ghi nhận xu hướng tích cực. Trung Quốc hy vọng sẽ sử dụng khả năng đó để vươn tới tiến bộ đáng kể tại các cuộc tham vấn về Bộ Quy tắc, — ông nói.
Trong Hội nghị thượng đỉnh Singapore sẽ tiến hành thủ tục bàn giao cương vị Chủ tịch ASEAN cho Thái Lan. Vương quốc này không phải là thành viên của cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Đồng thời, cũng như Singapore, Thái Lan thuần túy ủng hộ dùng thương lượng giải quyết vấn đề của các nước hữu quan trong tranh chấp mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Trong tương quan đó, chuyên gia lưu ý đến lập trường xây dựng của Việt Nam. Theo lời ông, mặc dù có mâu thuẫn lãnh thổ với Trung Quốc, Việt Nam đang dần thiên về hướng bảo vệ sự phát triển liên tục của mối quan hệ giữa các quốc gia tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc tranh chấp.
Mâu thuẫn trong khu vực này là một trong những yếu tố kích thích Hoa Kỳ khẳng định vai trò thống soái và gia tăng cường hiện diện quân sự ở đây. Bởi thế Hoa Kỳ sẽ đẩy tăng những mâu thuẫn này, — chuyên gia Alexandr Larin dự đoán.
"Tất nhiên, Hoa Kỳ đóng vai trò kẻ khiêu khích trong khu vực. Đà tăng cường sức mạnh của Trung Quốc có nghĩa là phá hoại vị thế của Mỹ, có nghĩa là làm suy yếu quan hệ giữa Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ trong ASEAN. Từ đó, cuối cùng sẽ gây thiệt hại cả cho đồng minh của Mỹ ở Đông Á, bao gồm cả Đài Loan và Nhật Bản, cuối cùng sẽ chịu đựng điều này. Do đó, Hoa Kỳ sẽ làm tất cả những gì có thể để làm suy yếu thỏa thuận của Trung Quốc và ASEAN về Quy tắc ứng xử, khiến cho văn kiện này chỉ có tính chất hình thức. Tôi cho rằng trên thực tế, một số câu hỏi quả thực vẫn là chưa được giải quyết ngay cả sau khi bộ Quy tắc ứng xử được thông qua. Dù sao chăng nữa, kết quả của nó sẽ tăng cường vị thế của Trung Quốc như là cầu thủ chính của khu vực, nhưng không phải là vì lợi ích của ASEAN. Và Hoa Kỳ khó có khả năng làm gì nổi".
Chuyên gia Shen Shishun của Trung tâm Nam Thái Bình Dương thuộc Viện Các vấn đề quốc tế của Trung Quốc cũng dự báo viễn cảnh tốt đẹp với ý định đạt mục tiêu mà Trung Quốc đặt ra trong ba năm.
"Bởi hiện hữu sự nhất trí giữa Trung Quốc và các nước ASEAN về đàm phán, bộ Quy tắc ứng xử trên biển Hoa Nam chắc là sẽ được hoạch định trong khung thời gian đã nêu. Những cuộc tham vấn nhiều vòng lâu dài đã dẫn đến chỗ Trung Quốc và các nước ASEAN đạt được nhất trí về nhiều khía cạnh. Vẫn bảo lưu một số khác biệt nhưng nhờ vào đàm phán hòa bình, tôn trọng sự thật, cuối cùng, các khúc mắc bất đồng sẽ được loại bỏ.
Trung Quốc quan tâm đến mối quan hệ ổn định lâu dài với các nước láng giềng. Điều này được xác nhận không chỉ bởi sáng kiến trong ba năm tới hoàn thành công việc phối hợp với các nước ASEAN về bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Trong bài thuyết trình về các vấn đề của nền kinh tế thế giới, ông Lý Khắc Cường tuyên bố rằng Trung Quốc trông đợi hoàn tất vào năm tới cuộc thương lượng nhằm tạo lập ở châu Á khu thương mại tự do lớn nhất thế giới. Ở đây là chuyện nói về cuộc đàm phán thành lập The Regional Comprehensive Economic Partnership — Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, với sự tham gia của các nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.