"Ứng dụng thực tế sinh động nhất có chu kỳ trung hạn, hoặc chu kỳ Juggler, chúng kéo dài 7-12 năm… Các năm 1986-87, 1997-98, năm 2008 — mỗi giai đoạn nói trên đều mang nét đặc trưng, thể hiện ở chỗ: nền kinh tế toàn cầu nảy sinh những khó khăn nhất định. Những khó khăn này bộc lộ ở các quốc gia khác nhau với các mức độ khác nhau, ví dụ, giai đoạn các năm 1986-1987 ở Mỹ tăng trưởng kinh tế chỉ suy giảm ở mức trung bình, nhưng trên thế giới giá dầu giảm mạnh", — chuyên gia cho biết.
"Năm 1997, khủng hoảng ảnh hưởng chủ yếu đến Đông Nam Á và dẫn tới tình trạng đồng tiền mất giá ở nước ta. Năm 2008 tồi tệ với tất cả các nước, lại còn hầu như cùng lúc. Không cần phải là một vị tiên tri để dự đoán sự lặp lại của chu kỳ này vào một quãng thời gian nào đó trong tương lai, có lẽ là khoảng những năm 2019-2021", — ông tiếp tục.
Ông Hestanov lưu ý rằng, rất khó dự đoán thời điểm sẽ xảy ra các sự kiện nhất định trong nền kinh tế.
"Tuy nhiên, xác suất khá cao vào khoảng giai đoạn 2019-2021 có lẽ chúng ta sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang tính chu kỳ", chuyên gia lưu ý.
Theo ông, để có thể hiểu rõ hơn tiến trình phát triển của các sự kiện, cần theo dõi tình hình Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, cũng như chú ý đến mức dự trữ quốc tế của Trung Quốc.