Các nhà khoa học đã tạo lập bản đồ ba chiều của thạch quyển Trái đất, so sánh các dữ liệu từ vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu GOCE, tập hợp thông tin về trường hấp dẫn của Trái đất từ năm 2003 đến năm 2013, với thông tin từ các thiết bị thám không khác. Từ đó, họ đã khám phá ra "vùng mù" mà suốt thời gian dài vẫn được coi là Nam Cực.
"Những gì chúng tôi nhìn thấy sẽ đưa ta trở lại thời gian sụp đổ của siêu lục địa Gondwana và chỉ ra sự kết nối của Nam Cực với các lục địa xung quanh", — tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia địa vật lý Jörg Ebbing của ĐHTH Kiel cho biết.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng một số khu vực của Đông Nam Cực có liên quan đến siêu lục địa cổ đại Gondwana, bao gồm Châu Phi, Ấn Độ, Australia cũng như phần Nam Mỹ. Gondwana hình thành vào cuối thời kỳ tiền Cambri (750-540 triệu năm trước) và tan rã khoảng 180 triệu năm trước.
Cũng có lưu ý rằng lớp vỏ Trái đất ở phía tây Nam Cực mỏng hơn nhiều so với phía đông.