Bài viết dưới đây của Sputnik cho biết vệ tinh của Trái đất có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người.
Xung quanh ngày trăng tròn có rất nhiều huyền thoại, cũng như rất nhiều điều mê tín dị đoan. Một số người vẫn tin rằng ma cà rồng và người sói hung dữ hơn trong những ngày này. Động vật và con người trở nên bồn chồn, bệnh tâm thần trầm trọng hơn, nhiều người bị mất ngủ trong ngày rằm.
Trong ngày trăng tròn, chó cắn sủa thường xuyên hơn và nhiều tai nạn xe hơi xảy ra, nhiều người chết và tính hung hãn gia tăng — những điều mê tín như vậy được hình thành trong thời đại chúng ta.
Các y tá trong các bệnh viện phụ sản phàn nàn rằng họ phải làm việc vất vả hơn khi trăng tròn vì trong những ngày như vậy sản phụ thường trở dạ. Các nhà khoa học từ Đức quyết định kiểm tra tuyên bố này.
Sau khi phân tích dữ liệu về tỷ lệ sinh đẻ trong nước từ năm 1920 đến năm 1989, họ không tìm thấy bất kỳ sự phụ thuộc đáng kể nào về mặt thống kê với số lần sinh con trong ngày trăng tròn. Nhưng họ tìm thấy mối tương quan với số lượng các điểm đen trên mặt trời.
Mặt trăng xoay quanh trái đất theo quỹ đạo hình elip. Khi chuyển động, mặt trăng luôn nghiêng về phía hành tinh chúng ta. Mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời lên Trái Đất. Khi mặt trăng được nhìn thấy lớn nhất, đó là giai đoạn trăng tròn. Vào tháng 11 năm nay, ngày đó rơi vào ngày 23.
Khi bóng được tạo ra bởi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng trùng nhau và che gần hết vệ tinh, Mặt trăng co lại thành lưỡi liềm mỏng và sau đó mọc lại — giai đoạn trăng non bắt đầu. Ngoài ra, có hai giai đoạn trung gian: trăng đầu tháng và trăng cuối tháng. Khoảng thời gian mặt trăng trải qua một chu kỳ đầy đủ được gọi là tháng âm lịch, trung bình kéo dài 29,5 ngày.
Có dữ liệu cho thấy các giai đoạn mặt trăng ảnh hưởng đến ong, cá, một số loài chim và động vật lưỡng cư. Có lẽ sự thay đổi độ sáng mặt trăng ban đêm bằng cách nào đó ảnh hưởng đến nồng độ melatonin, hormone não chịu trách nhiệm về nhịp sinh học (chu kỳ hoạt động hàng ngày). Trong ngày trăng tròn, hormone được sản xuất mạnh hơn, khiến cho hoạt động của động vật thay đổi. Đối với động vật có vú, các nhà khoa học chỉ tiến hành các thí nghiệm với các loài gặm nhấm trong phòng thí nghiệm. Họ cũng nhận thấy sự thay đổi nồng độ melatonin.
Cơ chế vật lý các giai đoạn của mặt trăng tác động của trên cơ thể là gì? Trong số các giả thuyết có lực thủy triều, bức xạ điện từ…
Các nhà khoa học luôn quan tâm đến ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đối với sức khỏe và hành vi của con người, nhưng không có bằng chứng nào khẳng định mối liên hệ này. Ví dụ, 11% người Đức tin rằng cuộc sống của họ phụ thuộc vào các giai đoạn của mặt trăng. Người ta cho rằng tốt hơn hết là hoãn phẫu thuật ghép thận nếu trùng vào dịp trăng tròn. Các nhà chiêm tinh liên kết thận với sao Thiên Bình — một trong những dấu hiệu ngày hoàng đạo của mặt trăng.
Các nhà khoa học từ Đức đã nghiên cứu 178 hồ sơ bệnh nhân ghép thận từ năm 1994 đến năm 2009. Ngày mổ được xếp tương quan với các giai đoạn của mặt trăng và khoảng thời gian nó được nhìn thấy trong chòm sao Thiên Bình. Các nhà khoa học đã kiểm tra số lượng ca tử vong, sức khỏe của người bệnh sau khi phẫu thuật và trong những năm tiếp theo. Họ không tìm thấy có sự phụ thuộc nào vào chu kỳ mặt trăng hoặc vị trí của sao Thiên Bình.
Một công trình tương tự đã được các nhà khoa học Litva thực hiện với 186 bệnh nhân nhập viện để điều trị vỡ phình động mạch nội sọ từ năm 2011 đến năm 2014. Kết quả cũng tiêu cực.
Các nhà khoa học từ Đại học Nebraska (Mỹ) đã kiểm tra xem các yếu tố môi trường khác nhau, kể cả chu kỳ mặt trăng và siêu mặt trăng ảnh hưởng đến bệnh sỏi niệu cấp tính như thế nào. Các nhà nghiên cứu đã phân tích 559 bệnh án tại một bệnh viện địa phương, nhưng không tìm thấy mối liên hệ nào với Mặt Trăng. Hầu hết các đợt kịch phát xảy ra vào các ngày bình thường và chỉ có 16,1% diễn ra trong ngày trăng tròn.
Huyền thoại về việc rối loạn tâm thần trở nên trầm trọng hơn trong ngày trăng tròn cũng không được xác nhận. Tại Hoa Kỳ, các nhà bác học đã nghiên cứu 1857 ca nhập viện cấp cứu tâm thần. Các trường hợp này được phân bố đều trên tất cả các giai đoạn mặt trăng. Các tác giả không phủ nhận rằng mặt trăng ảnh hưởng đến tâm lý, nhưng hiệu quả quá nhỏ, đến mức không thể đo được bằng các phương pháp khoa học.
Các nhà khoa học Úc đưa ra dữ liệu đáng chú ý. Sau khi phân tích ngày tháng nhập viện cấp cứu bệnh viện Calvary Mater Newcastle, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 23% bệnh nhân bị bệnh nặng trong giai đoạn trăng tròn. Bệnh nhân ẩu đả với nhân viên y tế, đấm đá, nhổ nước bọt vào họ. Các trường hợp rối loạn nhẹ hơn không liên quan đến giai đoạn trăng tròn.
Các nhà khoa học Canada bác bỏ huyền thoại về ảnh hưởng của vệ tinh Trái đất đối với những người bị rối loạn tâm thần. Theo họ, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận khác nhau, bởi vì họ tính mốc mặt trăng tròn khác nhau: 12 giờ, 24 giờ hoặc ba ngày đêm.
Ngày trăng tròn chó cũng sủa, cắn như trong những ngày bình thường, một nghiên cứu khác về tuyên bố của Úc khẳng định.
Số lượng thương tích của các cầu thủ bóng đá cũng không phụ thuộc vào chu kỳ mặt trăng. Điều này đã được kiểm tra bởi các nhà khoa học từ Tunisia và Qatar qua hồ sơ y tế của các cầu thủ chuyên nghiệp Qatar.
Các nhà khoa học cũng chú ý đến ý kiến rộng rãi về sự mất ngủ trong ngày trăng tròn. Ví dụ, một nhóm bác học Mỹ và Canada đã nghiên cứu vấn đề này qua những người bản địa — thợ săn Hadza ở châu Phi và nông dân Madagascar. Hóa ra là trong ngày trăng tròn những người Hadza ít ngủ hơn và ban ngày họ năng động hơn, đến đầu mùa trăng mới thì hoạt động của họ lại giống loài cú. Đồng thời, chất lượng giấc ngủ không hề phụ thuộc vào chu kỳ trăng.