Công an Phú Thọ đã thu hồi số tiền kỷ lục như thế nào?

© Ảnh : Trung Kiên – TTXVNToàn cảnh phiên xét xử.
Toàn cảnh phiên xét xử. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã thu giữ hơn 1.300 tỷ tiền mặt, kê biên trên 240 tỷ đồng; trong đó có những trường hợp đã truy thu số tiền, kê biên, phong tỏa tài sản thu lời bất chính với tổng giá trị là hơn 90% lợi nhuận thu được. Ít ai biết rằng đây là một kỳ công của Công an tỉnh Phú Thọ, theo An ninh thế giới.

Phiên tòa xét xử 92 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ đã bước sang ngày làm việc thứ 11. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ đã trình bày bản luận tội; các bị cáo đã nói những lời sau cùng…

Lực lượng chức năng dẫn giải bị cáo Nguyễn Thanh Hóa vào phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Những điểm đặc biệt trong phiên tòa xét xử đường dây đánh bạc nghìn tỷ

Đến thời điểm này, có thể khẳng định, đây là vụ án thu hồi lại tiền, tài sản do phạm tội mà có được xác định là mức kỷ lục trong tố tụng ở Việt Nam.

Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã thu giữ hơn 1.300 tỷ tiền mặt, kê biên trên 240 tỷ đồng; trong đó có những trường hợp đã truy thu số tiền, kê biên, phong tỏa tài sản thu lời bất chính với tổng giá trị là hơn 90% lợi nhuận thu được. Ít ai biết rằng để thu hồi và chứng minh được số tiền đó là một kỳ công của Công an tỉnh Phú Thọ.

20 nghìn trang tài liệu

Ông Phan Văn Vĩnh bị áp giải ra tòa - Sputnik Việt Nam
Viện kiểm sát công bố cáo trạng truy tố ông Phan Văn Vĩnh
Trong giai đoạn đầu, từ tháng 4-2015 đến tháng 8-2016 (giai đoạn Rikv*p), toàn bộ doanh thu, lợi nhuận nhận được từ Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam và đồng phạm đều hạch toán vào Công ty VTV online và Công ty Nam Việt với số tiền hơn 1.940 tỷ đồng  (trong đó Công ty VTC online được nhận hơn 1.503 tỷ đồng; Công ty Nam Việt được hưởng 436 tỷ đồng). 

Vì đây là số tiền thu lời bất chính và được hạch toán trong công ty nên các đối tượng phải thực hiện "triệt tiêu" hết số tiền này. Do vậy, tất cả số tiền nhận được đều đã được hạch toán, chi hết theo sổ sách tài chính kế toán với hàng chục nghìn tài liệu, chứng từ thu chi. Trong những chứng từ đó có chứng từ chi thật và chi khống, có chứng từ thật một phần, khống một phần.

Cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh nhận tội và xin Đảng, Chính phủ và nhân dân tha thứ - Sputnik Việt Nam
Ông Vĩnh: ‘Xin được nhân dân tha thứ’
Việc xác định chi phí, tách được phần doanh thu hợp pháp và phần doanh thu bất hợp pháp của công ty VTC online; đồng thời làm rõ được từng chứng từ có phần chi đúng và phần chi khống, nhằm truy thu triệt để số tiền Công ty VTC online; làm rõ được từng chứng từ nhằm truy thu triệt để số tiền Công ty VTC online và Phan Sào Nam cùng đồng bọn thu lời bất chính là một khó khăn rất lớn…

Đây là nhiệm vụ nặng nề đối với cán bộ, chiến sỹ trong chuyên án. Bởi đây là căn cứ có yếu tố quyết định trong việc xác định tổng số tiền các đối tượng sử dụng để trả thưởng cho con bạc; tổng số tiền được hưởng lợi và đường đi của dòng tiền trả thưởng. 20 nghìn trang tài liệu, chứng từ có liên quan, đó là một khối tài liệu khổng lồ đã được các thành viên của tổ công tác nghiên cứu. Từ đó, phân tích, đánh giá, nhằm tìm ra những điểm, mục chi có dấu hiệu bất thường, không hợp lý để phân loại tài liệu, chứng từ, làm cơ sở điều tra, xác minh, đấu tranh với đối tượng.

Ông Nguyễn Thanh Hóa - Sputnik Việt Nam
“Cuộc đời tôi bây giờ đã mất tất cả, chỉ còn trái tim mang dòng máu người cộng sản”
Quá trình điều tra có đủ căn cứ xác định, Phan Sào Nam đã thỏa thuận với Nguyễn Trọng Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Logich để xử lý chi phí (rửa tiền) cho Nam bằng cách Công ty VTC online ký hợp đồng với Công ty Logich về việc mua bán mã thẻ viễn thông. Sau đó, Công ty VTC online chuyển tiền thanh toán theo hóa đơn khống cho Công ty Logich (thực tế là không mua bán hàng hóa). 

Công ty Logich được hưởng khoảng 0,9% trên tổng số tiền Công ty VTC online chuyển thanh toán và chuyển toàn bộ số tiền còn lại cho Phan Sào Nam vào các tài khoản cá nhân do Nam chỉ định. Trong đó xác định Nam được hưởng lợi số tiền từ Công ty Logich chuyển trả là 216 tỷ đồng. Số tiền này, Nam đã chuyển cho Phan Thu Hương, dì ruột của Nam để giúp Nam đầu tư kinh doanh, tiếp tục sinh lời. Kết quả này là điểm đột phá, là căn cứ quan trọng và quyết định để cơ quan ANĐT tiếp tục ra quyết  định khởi tố bị can đối với Phan Sào Nam về tội rửa tiền.

Đấu trí với ông "trùm"

Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa được cơ quan chức năng dẫn giải ra tòa. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Thanh Hóa nhận tội, xin lỗi Bộ Công an
Trên cơ  sở chứng cứ thu thập được, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh truy nã đối với Phan Sào Nam. Ngày 27-10-2017, Nam đã ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra, các đối tượng còn lại vẫn lẩn trốn. Qua nghiên cứu tài liệu, xác định Nam và các đối tượng có trình độ cao bỏ trốn cùng nhau. 

Rất có thể trước khi Nam ra đầu thú thì các đối tượng đã có sự tư vấn, bàn bạc kỹ nhiều phương án và chuẩn bị về tâm lý để khai báo đối phó với cơ quan điều tra. Không loại trừ khả năng Nam ra đầu thú để "thăm dò" xem cơ quan điều tra đã có những tài liệu, chứng cứ gì, hướng xử lý, giải quyết đối với vụ án. Đồng thời, Nam sẽ chấp nhận hình phạt trước pháp luật nhưng "cố thủ" không khai báo về việc cất giữ, sử dụng số tiền thu lợi bất chính.

Vào thời điểm đó, Cơ quan ANĐT chưa có nhiều tài liệu về hành vi phạm tội của Nam cùng đồng phạm. Đồng thời gần như chưa có tài liệu về việc Nam cất giữ, sử dụng số tiền thu lời bất chính. Ngoài ra, đối tượng còn trông chờ vào sự giúp đỡ của Nguyễn Văn Dương, có thể sẽ không bị xử lý nên đối tượng có tư tưởng cố thủ trong khai báo.

Phan Sào Nam - Sputnik Việt Nam
Vì sao Phan Sào Nam "được xử nhẹ" hơn Nguyễn Văn Dương?
Qua tìm hiểu về Nam, Phòng ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ cho biết Nam là người trân trọng tình cảm gia đình, bạn bè. Nam rất thông minh, nếu có người hơn anh ta một cái đầu thì sẽ cởi mở. Nam cũng là người thẳng thắn, rõ ràng. Tuy nhiên, tâm lý tội phạm thường giống nhau, che giấu hành vi và nội dung bất lợi cho mình. Vì thế, khi xét hỏi, nếu Nam cảm thấy chưa tin và nể phục thì anh ta sẽ không khai báo.

Sau 2 buổi trực tiếp đấu tranh, điều tra viên được giao nhiệm vụ đã thuyết phục, giải thích, Phan Sào Nam vì thế đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Đối tượng thừa nhận bản thân thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc; khai rõ về vai trò, hành vi phạm tội của mình. Đồng thời từng bước khai báo về việc đang quản lý, cất giữ, sử dụng số tiền đó, giao nộp cho cơ quan điều tra làm rõ vụ án.

Tuy nhiên, giai đoạn từ tháng 9-2016 đến tháng 8-2017 (giai đoạn Ti*Club) đối với doanh thu, chi phí, lợi nhuận có được, Nam đều giao cho Lê Văn Kiên trực tiếp giao dịch, nhận tiền mặt từ nhân viên của Công ty CNC. Trong khi đó, Kiên bỏ trốn, ngoài ra dữ liệu hệ thống đã bị xáo trộn, không còn đầy đủ. Do vậy, lời khai của Nam khi đó chưa coi là chứng cứ buộc tội, cần phải có chứng cứ vật chất khách quan để làm căn cứ xử lý đấu tranh với các đối tượng có liên quan.

Bị cáo Phan Sào Nam (trái) và Nguyễn Văn Dương (phải) tại tòa. - Sputnik Việt Nam
Ông trùm đường dây đánh bạc ngàn tỷ lại mắc bệnh hiểm nghèo
Do vậy, để làm rõ về số tiền các đối tượng giao dịch trong giai đoạn này, Phòng ANĐT Công an tỉnh Phú Thọ tiếp tục giải thích về chính sách khoan hồng của pháp luật. Từ đó, đã thuyết phục Nam khai báo về tài liệu đối soát doanh thu, phân chia lợi nhuận với Nguyễn Văn Dương từ hoạt động tổ chức đánh bạc Tip*lub. Kết quả, Nam đã khai báo về tài khoản Dropbox của mình. Đây là tài khoản do Nam quản lý, sử dụng để lưu trữ toàn bộ dữ liệu về doanh thu, phân chia lợi nhuận với Dương từ hoạt động tổ chức đánh bạc trong giai đoạn TipCl**.

Đây là bước đột phá lớn, giúp cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ toàn bộ phần doanh thu từ hoạt động tổ chức đánh bạc trong giai đoạn TipClu* với số tiền hơn 6.500 tỷ đồng. Trong đó, Nam và đồng phạm được đã nhận số tiền 4.578 tỷ đồng từ Nguyễn Văn Dương… 

Kết quả này là điểm đột phá lớn và xác định được tổng số tiền Phan Sào Nam, Phan Anh Tuấn và Trung đã được nhận. Việc tiếp theo là làm rõ việc cất giữ, sử dụng số tiền thu lợi bất chính, từ đó đã tiến hành truy thu số tiền, kê biên, phong tỏa tài sản thu lời bất chính tổng giá trị hơn 90% tổng số lợi nhuận thu được của Nam.

Xác minh dòng tiền lòng vòng của Nguyễn Văn Dương

Lực lượng chức năng dẫn giải bị cáo Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm công nghệ cao C ra tòa. - Sputnik Việt Nam
Thật xấu hổ: Hôm qua là anh hùng, hôm nay đã thành "tội phạm"
Để che giấu nguồn doanh thu có được từ hoạt động tổ chức đánh bạc, Nguyễn Văn Dương chỉ đạo Đoàn Thị Thu Hà, kế toán Công ty CNC và Nguyễn Quốc Tuấn (trú tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) liên hệ với các công ty trung gian thanh toán để đề nghị thanh toán bằng tiền mặt không hóa đơn. Đối với Công ty VNPT EPAY, Tuấn thỏa thuận với Phạm Quang Minh, rồi Minh đề xuất Châu Nguyên Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đồng ý thanh toán song song cả 2 hình thức là có hóa đơn và không có hóa đơn.

Đối với Công ty GTS, Tuấn và Phạm Tuấn Anh, trưởng phòng kỹ thuật vận hành, Trung tâm thanh toán Công ty CNC, thỏa thuận với Lê Thị Lan Thanh (phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội) đồng ý thanh toán toàn bộ doanh thu không có hóa đơn. Còn các Công ty Home Direct và Công ty Ngân Lượng chỉ chấp nhận thanh toán có hóa đơn. Số tiền thanh toán có hóa đơn, các công ty trung gian thanh toán chuyển khoản vào tài khoản của Công ty Giải pháp Việt, rồi chuyển về hạch toán vào Công ty CNC để phân chia doanh thu cho Công ty VTC online và thanh toán các chi phí.

Số tiền thanh toán không hóa đơn, Dương yêu cầu Hà, Tuấn, Tuấn Anh liên hệ nhận tiền mặt trực tiếp hoặc nhận tiền qua tài khoản cá nhân của Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Ngọc Thịnh, sau đó Hà rút ra và giao trực tiếp cho Dương sử dụng cá nhân, không hạch toán vào Công ty CNC.

Bị cáo Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, trả lời trước tòa. - Sputnik Việt Nam
Ông Phan Văn Vĩnh: “Có lỗi nên tôi mới ngồi đây“
Các quy định của pháp luật về dịch vụ trung gian thanh toán bằng thẻ cào (thẻ viễn thông và thẻ game) còn nhiều thiếu sót, tạo kẽ hở cho các đối tượng phạm tội lợi dụng nên quá trình đấu tranh làm rõ sai phạm của các đối tượng là vô cùng khó khăn. Về cách thức vận hành, do hệ thống là hoàn toàn tự động nên đường đi của thẻ cào thanh toán là vô cùng phức tạp, qua nhiều tầng nấc trung gian. 

Cá biệt, có thời điểm đường truyền bị lỗi, để thanh toán một thẻ cào, có thể phải qua hàng chục công ty trung gian thanh toán trước khi đến được các công ty phát hành thẻ. Do đó, việc tính toán số liệu thẻ cào đi qua từng công ty trung gian thanh toán là vô cùng phức tạp.

Ngoài ra, các đối tượng tại các công ty trung gian thanh toán sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại với các thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu hành vi phạm tội như việc có 2 hình thức thanh toán song song với nhau là thanh toán có hóa đơn và thanh toán bằng tiền mặt không có hóa đơn giá trị gia tăng. Quá trình đấu tranh, tài liệu chứng cứ phản ánh về hành vi phạm tội của các đối tượng là rất hạn chế. Dòng tiền thanh toán không hóa đơn được các đối tượng chuyển rất tinh vi qua nhiều công ty trung gian khác nhau trước khi rút tiền mặt ra thanh toán cho phía Công ty CNC. 

Bị cáo Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch HĐTV CNC - Sputnik Việt Nam
Ông Vĩnh đã nói dối? Nguyễn Văn Dương xác nhận biếu hàng chục tỉ cho 2 cựu tướng công an
Tuy nhiên, với quyết tâm phải chứng minh bằng được hành vi phạm tội của các đối tượng để xử lí trước pháp luật nhằm thu hồi được nguồn tiền có được từ hoạt động phi pháp, các điều tra viên được phân công xác minh có nhiều đêm thức trắng, phân tích dữ liệu điện tử để thu thập tài liệu chứng cứ. Qua đó đã chứng minh làm rõ sai phạm của các cá nhân tại các công ty trung gian thanh toán.

Khoảng 20 ngày nghiên cứu hàng nghìn trang tài liệu sao kê ngân hàng, Phòng An ninh điều tra phát hiện nổi lên một số doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường về quan hệ kinh tế. Tập trung xác minh nhanh về các doanh nghiệp trên thì cuối cùng đã đủ căn cứ xác định việc hợp thức hóa đơn để rút tiền từ Công ty VNPT EPAY và thanh toán tiền mặt cho Công ty CNC. 

Cơ quan An ninh điều tra — Công an tỉnh Phú Thọ đã làm rõ số tiền hưởng lợi cá nhân của Nguyễn Văn Dương trong cả hai giai đoạn Rikv*p và TipCl*b là 1.655 tỷ đồng; đã thu hồi được hơn 245 tỷ đồng và phong tỏa một số tài sản khác từ tổ chức đánh bạc qua hệ thống game bài Rikv*p/TipCl*b… bất hợp pháp, sau đó dùng các công ty để rửa tiền dưới nhiều hình thức như: góp vốn, bán cổ phần, đầu tư dự án, mua bất động sản…

Bị cáo Phan Văn Vĩnh (nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) khai báo trước tòa. - Sputnik Việt Nam
Cây cảnh 10 tỉ, chiếc áo và lọ thuốc bổ gan của cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh
Kết quả xét hỏi tại phiên tòa có 89/92 bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng truy tố. Viện kiểm sát đề nghị tuyên phạt bị cáo Phan Văn Vĩnh từ 7 năm đến 7 năm 6 tháng tù; bị cáo Nguyễn Thanh Hoá từ 7 năm 6 tháng đến 8 năm tù cùng về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Phan Sào Nam bị đề nghị mức 6 đến 7 năm tù; Nguyễn Văn Dương bị đề nghị mức 11 đến 13 năm tù cùng về 2 tội đánh bạc và rửa tiền.

Viện KSND đề nghị tuyên phạt bị cáo Đỗ Bích Thủy, Giám đốc Công ty Nam Việt và là chị họ bị cáo Phan Sào Nam, mức án 24 — 27 tháng tù về tội tổ chức đánh bạc, cho hưởng án treo, thời gian thử thách gấp đôi mức án bị tuyên; bị cáo Phan Thu Hương (57 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội), dì ruột bị cáo Phan Sào Nam, 3 năm tù về tội rửa tiền, cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm từ ngày tuyên án sơ thẩm…

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала