Vụ giám đốc bị "tố" ăn thịt chim Hồng hoàng quý hiếm: Chuyên gia tranh cãi trái ngược

© Ảnh : Facebook/Nguyễn MaiHình ảnh ông T. chia sẻ trên trang cá nhân.
Hình ảnh ông T. chia sẻ trên trang cá nhân. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Có chuyên gia cho rằng đó là chim Cao cát, nhưng người khác lại quả quyết là Hồng hoàng quý hiếm của Việt Nam, Thời đại tổng hợp.

Ông Bạch Ngọc T. (ngụ huyện Củ Chi, TPHCM, được cho là giám đốc 1 doanh nghiệp — người khoe ảnh "làm thịt chim quý" trên facebook) cho biết trên Thanh niên, liên quan việc bị tố "ăn thịt chim quý hiếm", ông đã làm việc với cơ quan chức năng huyện Củ Chi.

Vị giám đốc và chim quý - Sputnik Việt Nam
Thực hư hình ảnh giám đốc giơ chim quý trụi lông mời nhậu

Ông tường trình lại việc hôm 25/11, trên đường đi đám cưới, qua địa bàn xã Suối Ngô, hoặc Suối Dây, xe dừng cho mọi người đi vệ sinh thì ông xuống thấy có người bày bán chim đã vặt lông. Ông chỉ giơ chim xin chụp ảnh đăng lên trang cá nhân.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh Mang Văn Thới nói với nguồn trên, ở xã Suối Dây và Suối Ngô từ trước đến nay không có điểm bán chim thịt hay thịt thú rừng, đơn vị này đã cử người về nơi ông T. phản ánh bán chim để kiểm tra làm rõ.

Khi đăng hình ảnh giơ 2 con chim bị vặt trụi lông lên facebook kèm lời nhắn "co ai nhau khong, thieu tay" (có ai nhậu không, thiếu tay), ông T. bị chỉ trích gay gắt vì nhiều người nói chim đó là Hồng hoàng quý hiếm của Việt Nam. Song, theo ông T., chim được người dân bán với giá 12.000 ngàn đồng/1 con mà bảo quý thì vô lý.

con khỉ - Sputnik Việt Nam
Phẫn nộ nhóm người giết khỉ ăn óc sống rồi đăng lên Facebook
Ngay cả ý kiến từ các chuyên gia khi xem hình ảnh được đăng tải hiện cũng chưa thống nhất.

Trên Thanh niên, bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) nói, Trung tâm đã trao đổi với Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật và nhận định, con chim đăng trên mạng là Cao cát bụng trắng (tên khoa học Anthracoceros albirostris) thuộc phụ lục 2 Công ước CITES.

Anh Trần Phước Đăng Khoa, đại diện Hội chim cảnh Sài Gòn cũng nhận định với Lao động chim là Cao cát chứ không phải Hồng hoàng (còn được gọi là Phượng hoàng đất). 

Theo anh Khoa, 2 con chim mà vị giám đốc giơ trong ảnh có phần mũ ở trên mỏng và nhô cao, phần đầu mũ nhọn, nhô ra phía trước, nặng chừng 1,5kg/con, trong khi chim Hồng hoàng cân nặng có thể 4kg/con.

Trái ngược với những nhận định ở trên, Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh thái học Miền Nam lại quả quyết trên Người lao động, con chim trong sự việc này là Hồng hoàng quý hiếm của Việt Nam, chứ không phải Cao cát.

"Chắc chắn là chim Hồng hoàng. Không thể nói kích thước nhỏ là Cao cát được. Chúng tôi rất bức xúc và phản đối hành vi xâm hại đến chim quý hiếm. Cần phải truy tố", ông Long nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала