Không để cán bộ xấu lọt vào Trung ương

© Ảnh : vovLê Quang Thưởng
Lê Quang Thưởng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó Ban Tổ chức T.Ư cho rằng, các cơ quan “gác cổng” của Đảng phải chống cho được các biểu hiện “chạy phiếu”, “chạy chức”, không để “lọt” vào Trung ương những cán bộ xấu dính dáng đến tham nhũng, tiêu cực, tienphong cho biết.

Thời gian qua các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức hội nghị để thực hiện các bước giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban chấp hành Trung ương (BCHT.Ư) nhiệm kỳ 2021-2026. Từ bài học trong công tác nhân sự ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó Ban Tổ chức T.Ư cho rằng, các cơ quan "gác cổng" của Đảng phải chống cho được các biểu hiện "chạy phiếu", "chạy chức", không để "lọt" vào Trung ương những cán bộ xấu dính dáng đến tham nhũng, tiêu cực.

Chặn nhân sự "xấu" ngay từ khâu đầu tiên

Khi thực hiện các quy trình giới thiệu nhân sự quy hoạch BCH T.Ư khóa tới, theo ông cần có những giải pháp gì để chọn đúng, trúng những người có tài, đức và chặn được những nhân sự xấu "luồn lách" vào T.Ư.

Ở thời kỳ nào cũng thế, công tác nhân sự luôn là vấn đề then chốt, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ diện BCH T.Ư là công việc hệ trọng. Nếu chọn đúng người, bố trí đúng vị trí thì tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Ngược lại chọn sai, chọn có "dính dáng" đến tiêu cực, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống thì đó là mầm họa vô cùng tai hại. 

Việc các cơ quan, đơn vị vừa qua thực hiện các bước giới thiệu nhân sự quy hoạch BCH T.Ư nhiệm kỳ 2021-2026 như vừa qua là những bước đầu tiên của quy trình. Không phải cứ giới thiệu đưa vào quy hoạch là xong mà còn phải qua rất nhiều các khâu, quy trình lựa chọn, thẩm tra, bỏ phiếu…  Tuy nhiên, những khâu đầu tiên lại là những khâu có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì đây là nơi nhân sự làm việc nên tài, đức ra sao những người trong cơ quan đó biết rõ nhất. Điều quan trọng là làm sao, bảo đảm các bước giới thiệu diễn ra khách quan, công tâm, dân chủ theo đúng quy trình, quy định của Đảng. Nếu làm đúng, làm chặt ngay từ đầu thì sẽ ngăn chặn và hạn chế đáng kể nguy cơ những kẻ cơ hội chính trị, dính dáng đến tham nhũng, tiêu cực lọt vào T.Ư. Ngược lại làm sai, làm không chặt, để lọt thì nguy cơ cán bộ xấu chui vào T.Ư sẽ tăng theo, dù vẫn còn những bước chốt chặn khác. 

Vậy làm thế nào đ bảo đảm khâu này diễn ra khách quan, không giới thiệu người vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm?

Thực tế cũng có những trường hợp giới thiệu nhân sự không công tâm, vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Do đó Đảng đã có quy định rõ về trách nhiệm của người giới thiệu nhân sự tham gia vào BCH T.Ư. Nếu giới thiệu không đúng người, giới thiệu do lợi ích nhóm thì người giới thiệu cũng phải chịu trách nhiệm, chứ không còn có chuyện "hòa cả làng". Như vậy, bắt buộc những người giới thiệu nhân sự phải tìm hiểu, phải công tâm, khách quan, trung thực, giới thiệu nhân sự để tìm ra những người có đức, có tài, chứ không phải phục vụ cho "lợi ích nhóm", vun vén cá nhân, địa phương cục bộ.

Qua đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho thấy, có những nhân sự sau khi "lọt" vào Trồi thì qua thanh tra, kiểm tra mới phát hiện ra có sai phạm từ trước. Ông bình luận thế nào về việc này?

Đúng là vẫn còn để lọt và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, của Đảng là phải hạn chế được nguy cơ đó bằng cách làm chặt ngay từ đầu. Đối với những cán bộ có dư luận không tốt, có biểu hiện "chạy phiếu" thì phải xử ngay. Bài học kinh nghiệm từ công tác giới thiệu nhân sự, bầu nhân sự vào BCHT.Ư ở Đại hội 12 của Đảng là rất sâu sắc. Các cơ quan của Đảng phải phát huy tinh thần trách nhiệm, nếu có nghi ngờ, có biểu hiện tiêu cực phải kiểm tra, xử lý ngay. Còn nếu không có thì cũng phải trả lời để nhân dân, dư luận biết mà giám sát. Phải xử lý nghiêm những cán bộ có biểu hiện mua phiếu. 

Nêu gương trong việc chống "chạy phiếu"

 Vậy theo ông cần có giải pháp gì đ không còn tình trạng "cán bộ lọt vào Trồi mới phát hiện ra sai phạm"?

Về quy trình lựa chọn, giới thiệu nhân sự, sau Đại hội 12, Bộ Chính trị, BCH T.Ư đã ban hành hàng loạt các quy định để "bịt các lỗ hổng" trong việc giới thiệu, đề cử, bổ nhiệm… Đảng đã ban hành các quy định về việc giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ theo quy trình 5 bước; Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương… Như vậy có thể nói các quy trình, quy định của Đảng về công tác cán bộ cơ bản đã đầy đủ và chặt chẽ. 

Tuy nhiên, muốn giảm nguy cơ cán bộ xấu chui vào T.Ư thì phải quan tâm đến các yếu tố sau: 
Thứ nhất phải làm tốt việc giám sát, đánh giá nhân sự từ các cơ quan, đơn vị — nơi nhân sự đang công tác. Vì như tôi đã nói ở trên, không đâu hiểu rõ, nắm rõ tài, đức của nhân sự bằng chính cơ quan nơi họ công tác. Nếu nhân sự đó có vấn đề thì phải kiểm tra làm rõ và dứt khoát loại ra, chứ không giới thiệu bằng mọi giá. 

Thứ hai, cơ chế giám sát, đánh giá, thẩm tra, kiểm tra nhân sự từ các cơ quan quản lý cán bộ như Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Tổ chức T.Ư (tham mưu giúp việc cho Bộ Chính trị) phải công tâm, khách quan trong việc kiểm tra, giám sát cũng như xem xét sự "xứng đáng" của nhân sự đó. Nếu thấy nhân sự đó có vấn đề, có dấu hiệu vi phạm thì phải kiểm tra, kết luận và kịp thời tham mưu, xử lý, loại bỏ nhân sự xấu.

Yếu tố thứ ba, phải lắng nghe ý kiến nhân dân về nhân sự được giới thiệu vào quy hoạch BCH T.Ư. Nhân sự đó sống ở khu dân cư thế nào, nhà cửa, tài sản thế nào, có gương mẫu không, tết nhất có xe cộ rồng rắn đến biếu xén hay không, nhân dân biết hết. Nếu có kênh để lắng nghe và thăm dò "tín nhiệm" thì Đảng sẽ có thêm "tư liệu" để đánh giá các ứng cử viên một cách đầy đủ, khách quan.

Điều cuối cùng là phải thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương. Đây là một quy định vừa được BCHT.Ư ban hành, trong đó quy định rất rõ trách nhiệm của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy viên T.Ư. Những người ở các cấp này phải giữ vững nguyên tắc dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ. Đồng thời phải cương quyết chống "chạy" hoặc tiếp tay cho "chạy chức", "chạy quyền", "chạy phiếu bầu", "chạy phiếu tín nhiệm"…

Thế còn vai trò của các "chốt chặn" như Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Ban Tổ chức T.Ư, tiểu ban nhân sự trong việc ngăn chặn cán bộ xấu "lọt" vào Tthì sao, thưa ông? 

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay Ủy ban Kiểm tra T.Ư và Ban Tổ chức T.Ư hoạt động tương đối hiệu quả. Nhiều vụ việc vi phạm, tham nhũng, tiêu cực liên quan đến cán bộ diện Trung ương quản lý đã được các cơ quan này phát hiện và xử lý. Do đó các cơ quan này cần tiếp tục phát huy tính hiệu quả trong việc thẩm tra nhân sự được giới thiệu vào Ban Chấp hành T.Ư.

Đối với Tiểu ban nhân sự thì người đứng đầu tiểu ban này là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã tạo dựng được niềm tin rất tốt đối với nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chống các biểu hiện vi phạm, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng. Vì thế, chúng ta hoàn toàn có niềm tin rằng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và các thành viên trong Tiểu ban nhân sự sẽ làm việc hiệu quả, chặn đứng những nhân sự có biểu hiện vi phạm, những cán bộ xấu chui vào trung ương.

Xin cảm ơn ông!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала