"Theo tấm gương của Nhật Bản": tại sao các ngân hàng Hàn Quốc đến Việt Nam

© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng BIDV
Ngân hàng BIDV - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thông tin về việc KEB Hana Bank, ngân hàng lớn thứ ba của Hàn Quốc, sắp mua 17,65% vốn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã gây ra cuộc tranh luận về một làn sóng bành trướng mới của các ngân hàng Hàn Quốc.

Vũ 'nhôm' - Sputnik Việt Nam
Vì sao Vũ 'Nhôm' chiếm đoạt được 203 tỷ của Ngân hàng Đông Á?
Sau khi mua lại mảng bán lẻ của ngân hàng Úc ANZ vào năm ngoái, tập đoàn tài chính Shinhan Bank của Hàn Quốc đã trơ thành ngân hàng nước ngoài lớn nhất trên thị trường Australia. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia tài chính nói về những lý do tại sao các ngân hàng Hàn Quốc hoạt động tích cưực như vậy, cũng như về những rủi ro của hoạt động này.

"Lợi nhuận của bốn ngân hàng thương mại lớn nhất của Nhật Bản tiếp tục giảm trên thị trường nội địa, phần lớn lợi nhuận của họ đến từ Đông Nam Á, bằng cách này họ bù đắp tổn thất của các trụ sở chính. Hàn Quốc cũng đang đi theo con đường này", — một chuyên gia Hàn Quốc về quan hệ tài chính trong khu vực ASEAN (người yêu cầu giấu tên) cho biết với Sputnik.

Theo ông, trước đây các ngân hàng Hàn Quốc đã kiếm tiền bằng cách cho vay những khoản tiền lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước, nhưng, trong 20 năm qua họ đã kiếm lợi nhuận chủ yếu nhờ các khoản vay thế chấp. Bây giờ họ hầu như không có nguồn tăng trưởng, và trên thực tế họ không thể kiếm tiền ở nước mình.

"Nhờ lực lượng lao động rẻ và siêng năng, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, nhưng, trên thực tế Việt Nam đang thiếu nguồn tích luỹ vốn. Do đó, thị trường Việt Nam là khá hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại Hàn Quốc tìm cách duy trì khả năng sinh lợi bằng cách cung cấp vốn và có lãi suất tương đối cao",  - nguồn tin cho biết.

Ngân hàng OceanBank tại tòa nhà PetroVietnam tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Moody’s hạ bậc triển vọng hệ thống ngân hàng Việt từ “tích cực” xuống “ổn định”
Hơn nữa, hoạt động này phục vụ lợi ích của cả các nhân ngân hàng Hàn Quốc và nền kinh tế Việt Nam. Không ngẫu nhiên mà chính phủ Việt Nam đang xem xét khả năng gỡ bỏ hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty địa phương, bao gồm cả trong lĩnh vực ngân hàng.

"Từ quan điểm của Việt Nam, đây không phải là nguồn vốn ngắn hạn mà là khả năng cho vay dài hạn. Vì vậy, họ cho rằng, ở đây không có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Người dân Việt Nam cũng không nên lo lắng. Bởi vì các ngân hàng Hàn Quốc mua vốn của ngân hàng Việt Nam để đáp ứng nhu cầu vay vốn không chỉ của các công ty lớn của Hàn Quốc đã thâm nhập thị trường nội địa mà còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn phục vụ  lợi ích của Việt Nam", — chuyên gia kết luận.

Theo số liệu của Cơ quan Dịch vụ Giám sát Tài chính của Hàn Quốc (FSS), tổng tài sản của các ngân hàng Hàn Quốc ở Việt Nam tăng 18,9% trong năm 2017, đạt 5,7 tỷ USD. Trong khi đó, lãi ròng của các nhà băng Hàn Quốc cũng tăng 28,9% vào năm ngoái và chạm mốc 61 triệu USD. Việc KEB Hana Bank mua lại cổ phần của BIDV sẽ tăng cường vị thế của các ngân hàng Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала