Malaysia-Singapore: căng thẳng xung quanh vấn đề nước uống và không phận

CC BY 2.0 / Jason Thien / Smiley Islands Off Kota Kinabalu, MalaysiaMalaysia-Singapore: căng thẳng xung quanh vấn đề nước uống và không phận
Malaysia-Singapore: căng thẳng xung quanh vấn đề nước uống và không phận - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Malaysia đã thông báo với Singapore về ý định kiểm soát trở lại không phận Johor mà Đảo quốc Sư tử đã quản lý kể từ năm 1974.
Biển Hoa Nam (Biển Đông) - Sputnik Việt Nam
Hải quân Indonesia, Malaysia và Singapore dự định cùng tuần tra Biển Đông

Đáp trả điều đó, Singapore bày tỏ phản đối mạnh mẽ với chính quyền Malaysia về những hành động liên quan đến chủ quyền của quốc đảo, và đe dọa sẽ áp dụng những biện pháp kiên quyết chống lại các tàu Malaysia vào lãnh hải của Singapore. Xung đột lợi ích xung quanh vấn đề nước uống và vấn đề không phận đang diễn ra trong bối cảnh một vấn đề cũ về cung cấp nước uống từ Malaysia đến Singapore trở nên gay gắt hơn.

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Vận Tải Malaysia Anthony Loke cho biết, Singapore đã đưa vào hoạt động một hệ thống hạ cánh mới tại Seletar — sân bay nhỏ dành cho máy bay cánh quạt và máy bay thương mại, sử dụng một đường bay qua không phận Malaysia mà không có sự cho phép của nước này.Đường bay này sẽ khiến Malaysia phải giới hạn chiều cao các công trình xây dựng và ảnh hưởng tới hoạt động của tàu bè tại bang Johor, miền Nam bán đảo Malaysia, sát quốc đảo Singapore, ngoài ra đường bay sẽ tạo ra các vấn đề về ô nhiễm và tiếng ồn.

Phía Malaysia đã chuyển giao cho Singapore quyền kiểm soát không phận Johor vào năm 1974. Bây giờ Malaysia có ý định kể từ cuối năm 2019 kiểm soát trở lại không phận Johor theo hai giai đoạn, Bộ trưởng Bộ Vận Tải cho biết, mà không đưa ra bất kỳ chi tiết nào khác.

"Chúng tôi cảm thấy bây giờ đã đến lúc chúng tôi phải giành lại quyền kiểm soát không phận của mình, chúng tôi nghĩ chúng tôi có khả năng làm điều này", — Bộ trưởng Anthony Loke nói. Hãng Reuters  trích dẫn lời tuyên bố của ông. Bộ trưởng bày tỏ ý muốn bắt đầu đàm phán với phía Singapore.

Singapore - Sputnik Việt Nam
Nước có thể trở thành quả táo bất hòa giữa Malaysia và Singapore

Phản ứng trước tuyên bố trên, Bộ Vận tải Singapore cho biết nước này "tôn trọng chủ quyền của Malaysia".  Đồng thời  họ bày tỏ sự lo ngại trước động thái mở rộng ranh giới cảng Johor Bahru của quốc gia láng giềng xâm phạm lãnh hải nước này ngoài khơi Tuas. Bộ Vận tải Singapore còn cáo buộc tàu của Cơ quan Thực thi hàng hải cùng Bộ Hải sự Malaysia nhiều lần đi vào vùng biển này trong hai tuần qua. Tại một cuộc họp báo Bộ trưởng Giao thông vận tải Hứa Văn Viễn tuyên bố:

"hành động phía Malaysia thực hiện vi phạm chủ quyền Singapore lẫn luật pháp quốc tế".

Phía Singapore cho rằng, những hành động như vậy không phục vụ lợi ích củng cố quan hệ song phương, gây nhầm lẫn trong hoạt động vận chuyển quốc tế, làm tăng rủi ro vận chuyển và đe dọa sự an toàn của tất cả các bên.

"Singapore sẵn sàng hợp tác với Malaysia để tìm kiếm các giải pháp thân thiện cho vấn đề này trong khuôn khổ luật pháp quốc tế", — Bộ trưởng Giao thông cho biết.

Một trong những cơ cấu có thể giúp giải quyết vấn đề là định dạng ASEAN, theo ông Alexey Drugov, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa

học Nga:

Biển Hoa Nam (Biển Đông) - Sputnik Việt Nam
Hải quân Indonesia, Malaysia và Singapore dự định cùng tuần tra Biển Đông

"Mối quan hệ giữa hai quốc gia này vẫn là khá căng thẳng. Đặc biệt sau khi ông Mohatkhir Mohamad lên nắm quyền và Malaysia bắt đầu nhắc nhở Singapore rằng họ sống nhờ đường ống cấp nước từ Malaysia. Singapore không có nguồn khác để cấp nước uống. Hai quốc gia đã có những tranh chấp về mức giá nước uống. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa hai nước luôn có sự căng thẳng. Tôi cho rằng, cuối cùng hai quốc gia láng giềng sẽ tìm được các giải pháp có thể chấp nhận được. Theo tôi, không nên phóng đại quá mức cuộc xung đột lợi ích hiện tại xung quanh vấn đề nước uống  và vấn đề không phận. Căng thẳng sẽ giảm dần, hai bên sẽ giải quyết vấn đề này trong khuôn khổ ASEAN. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN gần đây tại Singapore cho thấy rõ rằng, diễn đàn này hoạt động hiệu quả để giải quyết các vấn đề song phương và khu vực. Ngoài ra, Singapore là một cầu thủ quan trọng tầm cỡ toàn cầu, là một trung tâm tài chính và kinh tế toàn cầu, cảng biển lớn nhất. Bất kỳ vấn đề với hàng xóm sẽ tác động tiêu cực đến hình ảnh của Singapore, những xung đột như vậy không phục vụ lợi ích của họ".

Tuy nhiên, các nhà quan sát thu hút sự chú ý đến thực tế rằng, Malaysia và Singapore đã không thể sử dụng Hội nghị thượng đỉnh ASEAN gần đây nhất để tổ chức cuộc đàm phán về giá nước uống cho Singapore, mặc dù hai bên đã công bố kế hoạch như vậy. Malaysia là nhà cung cấp nước duy nhất cho Singapore. Năm 1962, hai nước đã ký một thỏa thuận tương ứng, hết hạn vào năm 2061. Theo đó, hàng ngày Singapore nhận 250 triệu lít nước thô từ sông Johor ở Malaysia với giá 0,01 USA/ 1000 gallon. Trong khi đó, vào tháng Tám, ông Mahathir Mohamad đã tuyên bố rằng, Malaysia bán nước uống cho Singapore với giá quá thấp. Ông lưu ý rằng, giá nước bán cho Singapore phải được tăng lên không ít hơn 10 lần. Bình luận về vấn đề này, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, Singapore hiểu được lý do tân chính phủ Malaysia muốn sửa đổi chính sách của chính quyền trước đây. Đồng thời, thủ tướng Singapore gọi thỏa thuận về nước năm 1962 là "bất khả xâm phạm".

Singapore - Sputnik Việt Nam
Đến năm 2016 sẽ có đường sắt kết nối Singapore và Malaysia

Các nhà quan sát cũng nhắc nhở về việc, trong giai đoạn ông Mahathir Mohamad làm thủ tướng lần thứ nhất từ 1981 đến 2003,  Malaysia và Singapore đã có những tranh chấp nghiêm trọng về biên giới trên không và trên biển. Ví dụ, vào năm 1998, thủ tướng Malaysia đã cấm cửa máy bay quân sự Singapore vào không phận của nước này do các vấn đề về môi trường và tiếng ồn. Trước đó, vào năm 1980, đã có tranh chấp xung quanh hòn đảo Pedra Branca không có người ở, với diện tích nhỏ hơn sân bóng đá, nhưng có tầm quan trọng chiến lược rất lớn. Cuộc tranh cãi đã tiếp tục trong thời gian nhiệm kỳ thủ tướng của ông Mohathir Mohamad. Và chỉ trong năm 2008, Tòa án Quốc tế LHQ đã phán quyết rằng Pedra Branca thuộc chủ quyền của Singapore.

Bây giờ Malaysia và Singapore đang phân chia hải phận và không phận trong bối cảnh Malaysia phải điều tra vụ bê bối tham nhũng liên quan tới quỹ 1MDB. Báo điện tử The Coverage của Malaysia đã loan báo tin rằng, cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã đạt thỏa thuận với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long để các ngân hàng Singapore hỗ trợ tài chính Quỹ 1MDB. Sau đó thông tin này được in lại trên mạng xã hội Singapore. Thủ tướng Singapore đã đệ đơn kiện riêng rẽ khiếu nại các  nhà cung cấp thông tin giả. Trong khi đó, sự xuất hiện của thông tin này ở Malaysia cho thấy ông ta dính líu đến vụ bê bối tài chính, rõ ràng điều đó không góp phần củng cố mối quan hệ song phương.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала