Tờ báo Mỹ The Nation viết, ý tưởng chính trong cuốn sách mới của Giáo sư Cohen có tựa đề "Chiến tranh với Nga? Từ Putin và Ukraina đến Trump và Russiagate (War With Russia? From Putin and Ukraine To Trump and Russiagate) là như sau: cuộc chiến tranh lạnh mới sẽ là nguy hiểm hơn nhiều so với các xung đột cách đây 40 năm. Hai nguy cơ mới đã được thấy rõ vào ngày 25 tháng 11, khi quân đội Nga bắt giữ một số tàu chiến nhỏ ở vùng lãnh hải gần cây cầu Kerch mới được xây dựng.
Trong vụ việc này có hai trường hợp đầu tiên, chưa có tiền lệ, không hề có trong thời gian Chiến tranh Lạnh. Khác với cuộc chiến tranh lạnh đầu tiên khi nước Đức xa xôi là tâm chấn địa chính trị, lần này vụ việc xảy ra sát gần biên giới của Nga. Chính phủ Kiev trên thực tế là "khách hàng" của Hoa Kỳ và NATO. Do đó, "vụ việc trên biên giới", như Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi nó, có thể gây ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa Nga và phương Tây.
Thứ hai, trong 40 năm chiến tranh lạnh đầu tiên, các vị tổng thống Mỹ đã đàm phán với điện Kremlin để ngăn chặn những tình huống xung đột — đây là những gì Tổng thống John F. Kennedy đã làm vào năm 1962, khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Nhưng, Tổng thống Trump không thể hoặc không muốn giao tiếp với Matxcơva vì ông bị cáo buộc thông đồng với điện Kremlin để trở thành tổng thống — mặc dù tính hợp lệ của những cáo buộc này chưa bao giờ được chứng minh. Thay vào đó, sau vụ việc ở eo biển Kerch, Trump đã hủy cuộc gặp với Putin. Tức là, tình huống khủng hoảng giả thử phải được thảo luận tại một cuộc gặp như vậy, trên thực tế là nguyên nhân hủy bỏ cuộc gặp này — chỉ vì tình hình chính trị nội bộ Hoa Kỳ.
Sau đó tác giả cuốn sách Stephen Cohen đề cập đến một chủ đề khác: những tuyên bố vô căn cứ thổi phồng "Russiagate" đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, vì những cáo buộc này cản trở hoạt động của Trump và "ác quỷ hóa" Putin, bằng chứng cho điều đó là những báo cáo của các phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ về vụ Kerch. Không ngẫu nhiên mà báo chí Mỹ không chú ý đến việc Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko đã lợi dụng sự kiện này để ban hành thiết quân luật trong những tỉnh mà ông hầu như không có cơ hội giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 3 năm 2019. Vì thế, động cơ xung đột trên biển có thể là ý muốn của Poroshenko nâng cao sự tín nhiệm.
Xét theo mọi việc, vụ việc ở eo biển Kerch không phải là tình huống xung đột cuối cùng giữa Washington và Matxcơva gần biên của Liên bang Nga — rất có thể một xung đột mới sẽ bùng nổ ở Ukraina do việc NATO liên tục mở rộng về phía đông. Nếu Tổng thống Trump thiếu thẩm quyền hoặc không có ý muốn thảo luận với điện Kremlin về những tình huống khủng hoảng, như tất cả các vị tổng thống Mỹ đã làm bắt đầu từ Eisenhower, cuộc xung đột tiếp theo có thể có quy mô lớn hơn và không thể được giải quyết nhanh chóng.