Trong hai năm qua Trung tâm hàng tháng tổ chức những hoạt động như vậy nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của các giáo viên tiếng Nga và phổ biến tiếng Nga ở Việt Nam. Như thường lệ tham gia Tuần lễ có các giảng viên tiếng Nga như một ngoại ngữ từ các trường đại học hàng đầu của Nga. Trong năm 2017, 75 trường đại học Nga đã gửi các chuyên gia tham gia Tuần lễ, trong năm 2018 — có đại diện của hơn 80 trường. Lần này tham gia Tuần lễ tiếng Nga có đại diện của Trường Đại học liên bang Siberi ở thành phố Tyumen và Trường ĐH tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga (RUDN).
Trong thời gian một tuần lễ, họ sẽ chia sẻ với các đồng nghiệp Việt Nam những phương pháp mới dạy tiếng Nga và những kinh nghiệm của mình. Chương trình "Tuần lễ tiếng Nga" không giới hạn bởi các bài giảng và hội thảo tại Trung tâm. Ngay vào ngày khai mạc Tuần lễ, một nhóm các giảng viên Nga đã lên đường đến tỉnh Biên Hòa, sau đó họ sẽ đến Nam Định và Hoà bình, mà tiếng Nga đang được dạy tại một số trường học của các tỉnh này.
Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Vietnam, bà Natalia Shafinskaya, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội, cho biết rằng, hiện nay ở Việt Nam tiếng Nga đang được dạy tại 12 trường. Trường học phía cực nam là ở thành phố Vinh. Thậm chí xa hơn về phía Nam, tiếng Nga được giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như tại các Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế. Năm nay dành riêng cho các giáo viên của bốn trường đại học này, chúng tôi đã tổ chức các hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lần này, trong khuôn khổ "Tuần này tiếng Nga" tại Hà Nội, chúng tôi rất vui mừng được gặp lại những giáo viên tiếng Nga từ 4 trường đại học đó.
Những người tham gia "Tuần lễ" sẽ gặp gỡ với các sinh viên tốt nghiệp Đại học RUDN của Nga — họ đang làm việc hiệu quả trên khắp miền đất nước Việt Nam. Vào ngày thứ Năm, 5 người trong số đó — các giáo viên tiếng Nga năng động và sáng tạo nhất sẽ được trao Bằng khen của RUDN. Đó là bà Đinh Thị Thu Huyền — Trưởng Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga Trường ĐH Ngoại ngữ — ĐHQGHN, bà Nguyễn Thị Khánh Vân — nguyên Chủ nhiệm Bộ môn tiếng Nga — Trường ĐH Luật Hà Nội, bà Nguyễn Thị Phương Liên — Chủ nhiệm Bộ môn tiếng Nga —Trung tâm Nhiệt đới Việt —Nga, bà Phạm Thị Huyền — Giáo viên tiếng Nga Trường THPT chuyên Thái Nguyên, bà Lê Thị Ngọc Bích —Giáo viên Tiếng Nga Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ — Hà Nội. Vào thứ Sáu sẽ tổ chức lễ trao tặng các tác phẩm văn học Nga cổ điển cho: Gia đình bà Nguyễn Tuyết Minh, Gia đình bà Trịnh Thị Kim Ngọc, Gia đình ông Nguyễn Lai, Gia đình ông Phùng Trọng Toản và Gia đình ông Nguyễn Khắc Quang, tất cả từ Hà Nội. Trong các gia đình này, sự tâm huyết với tiếng Nga được thừa kế và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong các gia đình này đại diện của hai hoặc nhiều thế hệ đều nói tiếng Nga hoàn hảo.
Bà Natalya Shafinskaya nói với Sputnik rằng, trong năm 2019, các chương trình "Tuần lễ tiếng Nga" tại Việt Nam sẽ trở nên phong phú hơn nữa.