Alan West cũng cảnh báo về khả năng triển khai tàu NATO ở Biển Đen, lưu ý rằng chính tình huống tương tự đã gây ra sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất.
"Đó là những gì dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Mặc dù động cơ trực tiếp để xảy ra chiến tranh chính là vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand, nhưng sau đó chính sách cân bằng bên bờ vực chiến tranh đã được thực thi", West nói.
Đô đốc Alan West cũng nói thêm rằng ông thấy những dấu hiệu khởi đầu cuộc chiến toàn diện ở Ukraina, nếu Nga bắt đầu sử dụng "quân đội của mình" ở Donbas, nhưng, theo ông, NATO sẽ không mạo hiểm can thiệp vào cuộc xung đột này.
Chính xác chúng ta sẽ phải làm gì? Đây không phải là một cuộc tấn công vào NATO, và chúng ta có thực sự muốn gửi quân tới đó và tham gia vào một cuộc chiến nóng bỏng với Nga vì Ukraina. Đó là câu hỏi rất thú vị. Nếu như chúng ta không hành động, nghĩa là chúng ta cho phép họ hủy diệt Ukraina. Vậy nên, đây thật sực là một vấn đề rất phức tạp ", cựu chỉ huy của Hải quân Anh nói.
Đồng thời, ông nói rằng để tránh chiến tranh, các nước phương Tây cần gây thêm áp lực đối với Nga.
"Chúng ta cần phải tấn công vào những ông trùm tài phiệt, đóng băng tài sản không chỉ ở trong nước mà trên toàn thế giới cũng như không để họ rửa tiền qua thiên đường thuế", West nói.
Nga phủ nhận các cáo buộc và cho rằng đó là hoàn toàn không thể chấp nhận. Moskva đã nhiều lần tuyên bố không phải là một bên trong cuộc xung đột nội bộ Ukraina và bày tỏ quan tâm đến việc Kiev vượt qua cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế. Theo Thượng nghị sĩ Alexey Pushkov, "cứ hễ ở Ukraina xảy ra chuyện gì, tất cả đều lập tức quay sang đổ lỗi cho Nga".