Theo ông Gurdeniz, với những thông tin như vậy trên báo chí Mỹ, Washington cố gắng mô tả hoạt động thường ngày của Hoa Kỳ ở Biển Đen như là một cơ động chiến lược.
Sau vụ việc ở Kerch, Ukraina đã nỗ lực cố gắng lôi kéo NATO về phe mình. Nhưng, Liên minh châu Âu đã không thực hiện bất kỳ bước đi cụ thể nào để đảm bảo an ninh cho Ukraina trong trường hợp bùng nổ khủng hoảng với Nga tại khu vực. Và Mỹ đưa ra những tuyên bố như vậy chỉ để chính quyền Ukraina và công chúng yên tâm. Chính bởi vậy, báo chí Mỹ mô tả hoạt động thường ngày của các tàu chiến NATO ở Biển Đen trong khuôn khổ các cuộc tập trận hoặc chuyến thăm cảng biển như là các cơ động chiến lược và ngoại giao mới, ông Gurdeniz nhấn mạnh.
Các tàu chiến NATO hiện diện ở vùng biển này trong 120 ngày/năm, đúng theo quy định của Công ước Montreux. Hiện tại, các bên tiếp tục hoạt động theo quy định này, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Công ước Eo biển, trong khi đó một số kênh truyền hình và hãng tin quốc tế hàng đầu cố gắng tạo ấn tượng rằng, một số yêu cầu mới không hề có trước đây đang được đưa ra.
Tất cả những hành động này không khác gì những cố gắng ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội, — chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh và nói thêm rằng, thông tin về việc Mỹ có thể điều tàu chiến đi qua Eo biển Kerch mang tính khiêu khích. Theo tôi, Mỹ làm cho các phương tiện truyền thông tung tin giả để hình thành một chương trình nghị sự nhất định và để ảnh hưởng đến dư luận. Tôi đã thấy những tuyên bố gần đây của Lầu Năm Góc về vấn đề này, trong đó không đề cập đến Eo biển Kerch hay Biển Azov. Bắt đầu từ năm 1954, bất kỳ tàu chiến nào không thể vào vùng Biển Azov, được công nhận là vùng biển nội địa, nếu không có sự cho phép của Nga.
"Bây giờ họ cố gắng mô tả hệ thống cũ này như là một cái gì đó mới. Điều này cũng giống như tôi nói: "ExxonMobil sẽ khoan thăm dò dầu khí tại giếng khoan số 10 ở Đông Địa Trung Hải, Mỹ đang gửi các tàu chiến đến khu vực này". Mà trên thực tế, kể từ năm 1946 Mỹ hiện diện ở Địa Trung Hải.