Không phải chiến tranh thương mại, đây mới là rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt

© AP Photo / Hau DinhNhững người đang vượt qua con đường ngập nước.
Những người đang vượt qua con đường ngập nước. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ người dân chịu ảnh hưởng khi xảy ra thiên tai, Thời đại dẫn nguồn Nikkei cho biết.

Châu Á đã có một năm 2018 với hàng loạt các vụ thiên tai, từ lũ lụt cho đến các cơn bão.

Cung cấp xăng dầu tại Tổng kho xăng dầu Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh). - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động đến kinh tế Việt Nam như thế nào?

Theo tờ Nikkei, khu vực này trong những thập niên tới sẽ còn chịu nhiều ảnh hưởng từ thay đổi thời tiết, tuy nhiên nền kinh tế và các doanh nghiệp nơi đây lại có vẻ vẫn chưa chuẩn bị cho những thách thức này.

Ví dụ điển hình nhất là vào năm 2011 khi trận lụt của Thái Lan được đánh giá là lớn nhất trong 50 năm qua, ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng lương thực cũng như tác động đến hàng loạt dây truyền sản xuất, từ xe hơi cho đến thiết bị bán dẫn. Ngân hàng thế giới (World Bank) ước tính Thái Lan thiệt hại đến 46 tỷ USD cho thảm họa trên còn ngành bảo hiểm của nước này phải chi trả số tiền lớn đến mức lọt vào top 10 tổng số tiền bảo hiểm thanh toán lớn nhất trong lịch sử.

Hãng Toyota Motor có 8% dây truyền sản xuất tại Thái Lan đã bị ảnh hưởng tại 3 nhà máy trong khi Honda Motor phải hạ mức dự báo doanh thu cho năm đó vì trận lụt tại Thái Lan. Nhà máy của Honda tại Thái Lan chiếm tới 4,6% sản lượng của công ty và trận lụt khiến 1.000 sản phẩm của hãng bị hỏng do không kịp di chuyển.

​Nhà máy của Honda ngập nặng tại Ayutthaiya-Thái Lan năm 2011

"Những chiếc xe hơi trong nhà máy nổi lềnh phềnh", phát ngôn viên Tomohiro Okada của hãng Honda nhớ lại.

Ỷ lại vào chính phủ

Lũ lụt ở miền Trung Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Mưa bão mạnh, xả lũ - miền Trung chịu cảnh ngập lụt
Chuyên gia Lisa Guppy của chương trình môi trường thuộc Liên Hiệp Quốc nhận định Nam Á và Đôn Nam Á là những khu vực sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất trên thế giới do mực nước biển dâng với hàng loạt các trận lũ lụt, thiên tai. Trớ trêu thay, các doanh nghiệp trong khu vực này vẫn chưa chuẩn bị kỹ cho những thách thức này.

Theo cô Guppy, nhiều công ty không chỉ thất bại trong việc bảo vệ tài sản của mình trước những trận lũ mà còn không chuẩn bị đủ các phương án duy trì sản xuất khi có thiên tai.

Sau trận lũ năm 2011, hãng Honda mới yêu cầu công ty kiểm toán PwC tư vấn những phương án đối phó cho các rủi ro thiên tai. Tuy nhiên khảo sát của TCCI cho thấy chỉ 27% số công ty Nhật Bản lên phương án đối phó thiên tai sau khi đã hứng chịu các thiệt hại và gần 80% không có kế hoạch gì để đối phó với nạn lũ lụt.

Trong khi nhiều công ty lên phương án dự phòng thì hàng loạt doanh nghiệp vẫn trông chờ vào chính phủ. Số liệu của VCCI năm 2015 cho thấy khoảng 90% doanh nghiệp tại vùng sông Mekong của Việt Nam chịu rủi ro ngập lụt nhưng không có một kế hoạch nào đối phó với thiên tai. Dù nhiều hãng đã chịu tổn thất do ngập lụt nhưng họ vẫn trông chờ vào chính phủ hơn là tự lên phương án giải quyết.

© AP Photo / Aaron FavilaNgười phụ nữ chuyển đàn lợn con của mình đến nơi an toàn tránh lũ lụt ở Philippines
Người phụ nữ chuyển đàn lợn con của mình đến nơi an toàn tránh lũ lụt ở Philippines - Sputnik Việt Nam
Người phụ nữ chuyển đàn lợn con của mình đến nơi an toàn tránh lũ lụt ở Philippines

Theo tờ Nikkei, họ đã liên lạc với 3 khu công nghiệp tại miền Nam Việt Nam và cả 3 đều thừa nhận họ không có sự chuẩn bị nào cho rủi ro thay đổi khí hậu mà phó mặc chúng cho chính quyền địa phương. Một cuộc khảo sát năm 2017 của VMRAICC cũng cho thấy 50% công ty tại Việt Nam không quan tâm đến rủi ro về thay đổi khí hậu.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon - Sputnik Việt Nam
Thiên tai làm nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 300 tỷ USD một năm
Không riêng gì Việt Nam, những nước châu Á khác như Ấn Độ cũng đang chịu thiệt hại nặng do thiên tai nhưng các doanh nghiệp lại thờ ơ phó mặc cho chính phủ. Tháng 8/2018, miền Nam bang Kerala Ấn Độ chịu đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong 1 thế kỷ khiến hơn 1.200 người thiệt mạng và 1,3 triệu người mất nhà cửa. Trước đó vào tháng 7/2012, lũ lụt cũng khiến gần 6.000 người tại bang Uttarakhand miền bắc Ấn Độ thiệt mạng.

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, thiên tai trong khoảng 1998-2017 đã khiến Ấn Độ thiệt hại khoảng 80 tỷ USD.

Tại Kerala, thiệt hại về người là một phần nhưng những tổn hại về kinh tế lại đang kéo dài. Doanh số của hãng xe Maruti Suzuki India tại đây đã giảm 3,4% trong tháng 8, các hãng xe khác như Huyndai cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Bang Kerala chiếm tới 85% sản lượng cung ứng cao su cho cả nước và các hãng bánh xe như Apollo Tyres, CEAT, MRRF… đã phải tạm ngừng hoạt động do thiếu cung cao su. Ngành bảo hiểm tại đây cũng ước tính phải đền bù 350 triệu USD cho những thiệt hại từ đợt lũ.

Trước trận lũ lịch sử của bang Kerala, một thảm họa thiên tai khác cũng đã diễn ra tại Nhật Bản. Trận lũ lịch sử được cho là lớn nhất kể từ năm 1982 đã khiến 230 người thiệt mang và gần 3 triệu người phải sơ tán. Hàng loạt các công ty như Mazda Motor, Toyota, Mitshubishi hay Panasonic đều bị buộc phải đóng cửa.

​Quân đội đi giải cứu người dân tại bang Jerala trong tận lụt tháng 8/2018

Lũ lụt - Sputnik Việt Nam
Lũ lụt lớn ở miền Trung Việt Nam, 11 người thiệt mạng
Giữa năm 2018, những trận mưa nặng bất thường cũng khiến Myanmar và Lào chịu cảnh vỡ đập. Tháng 9/2018, Philippines gánh chịu cơn bão Mangkhut khủng khiếp cấp 5, khiến 130 người thiệt mạng và thiệt hại hơn 600 triệu USD. Trước đó vào năm 2013, cơn siêu bão Haiyan đã giết hơn 6.300 người Philippines và gây thiệt hại khoảng 2,2 tỷ USD.

Sự hoành hành của các cơn bão thậm chí khiến chính quyền Manila phải xem xét kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng một thủ đô mới cách Manila 80km về phía bắc, nơi bao quanh bởi những ngọn núi, nhằm tránh những thiệt hại không đáng có.

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) năm 2017 nhận định 6/10 nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu đang chậm chân trong việc tìm giải pháp đối phó thiên tai, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Pakistan, Myanmar và Bangladesh. Ngân hàng ADB cũng ước tính gần 55% dân số của Việt Nam và 49% dân số của Bangladesh, tương đương 135 triệu người sẽ chịu tổn thất nặng nề do tình trạng mực nước biển dâng cao bởi biến đổi khí hậu.

Với tình hình này, chính phủ các nước cần có biện pháp để giải quyết nhằm thu hút thêm đầu tư trong bối cảnh chiến tranh thương mại bởi chẳng có nhà máy nào muốn xây dựng ở một thị trường mưa lũ và phải tạm ngừng sản xuất quanh năm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала