"Từ lâu tôi đã tự hỏi tại sao ma túy và rượu lại gây cảm giác dễ chịu, mặc dù đây là những độc tố thần kinh. Cả rượu, thuốc phiện và cocaine đều gây gãy vỡ, nôn nao và những cảm giác khó chịu khác, nhưng vì sao đó chúng ta lại nhớ về niềm vui và sự thỏa mãn chứ không phải những vấn đề này. Chúng tôi đã cố gắng để hiểu tại sao lại như vậy", — chuyên gia Karla Kaun từ ĐHTH Brownian (Mỹ) chia sẻ.
Bí ẩn của sự tiến hóa
Một trong những bí ẩn lớn nhất trong sự tiến hóa của nhân loại là tại sao không giống như hầu hết các loài linh trưởng khác, con người hiện đại có thể uống một lượng lớn rượu, say và trải nghiệm những hiệu ứng khác đến mức có thể biến một số người thành nghiện nhập. Về nguyên tắc hầu hết động vật không thể trải nghiệm những cảm giác như vậy, vì cơ thể của chúng hoặc là nhanh chóng phân rã ethanol hoặc là không thể chịu đựng được kể cả một lượng nhỏ chất cồn.
Như các nhà khoa học tin tưởng, sự hiện hữu "khả năng" như vậy ở con người có thể đã giúp tổ tiên của chúng ta sống sót. Họ ăn trái cây chín và lên men mà những cư dân động vật khác của rừng rậm và thảo nguyên châu Phi không thể ăn được. Tiếp đó, khả năng hữu ích này đã trở thành gốc rễ của mọi vấn đề liên quan đến lạm dụng chất cồn.
Chuyên gia Kaun và các đồng sự của bà đã thử khám phá một trong những bí ẩn chính của rượu — tại sao mọi người hiếm khi nhớ được những gì họ đã làm sau khi dùng đồ uống nặng và tại sao họ lại lâm vào những tình huống bất thường khác nhau.
Dành để lý giải điều này, các nhà khoa học đã sử dụng sự giúp đỡ của một loại động vật khác, "những kẻ nghiện rượu" là ruồi giấm thông thường. Suốt thời gian dài, Kaun và các cộng sự đã nghiên cứu xem bộ não của những con côn trùng này thay đổi như thế nào dưới tác động của rượu, và gần đây họ đã tìm cách chắt lọc được một tập hợp các gen chịu trách nhiệm hình thành tính phụ thuộc tức là nghiện.
Màn sương mù của rượu
Đưa các phần đặc biệt của DNA vào hệ gen của ruồi, giúp ta giám sát hoạt tính của các gen này và tách biệt chúng một cách chọn lọc, các nhà sinh vật học Mỹ đã tìm ra sự thay đổi hành vi của ruồi khi chúng nhìn hoặc ngửi thấy mùi rượu. Điều đó giúp hiểu được các chuỗi gen khác có liên quan đến chứng nghiện và mất trí nhớ.
Hóa ra, cả hai yếu tố đều liên quan đến cách rượu thay đổi công việc của gen Dop2R trong tế bào thần kinh trung ương của bộ nhớ ruồi giấm. Nó chịu trách nhiệm về việc lắp ráp các thụ thể phản ứng với phân tử dopamine, hormone kích thích sự thỏa mãn.
Đoạn ADN này, như các nhà khoa học giải thích, có chứa một vài "chương trình" về lắp ráp những phiên bản khác nhau của thụ thể, và rượu buộc các tế bào "chuyển đổi" sang một loại Dop2R khác.
Hiện thời các nhà khoa học chưa biết chính xác có những gì thay đổi trong công việc của các thụ thể này, nhưng sự cô lập hoàn toàn quá trình dẫn đến thực tế là ruồi không đoái hoài đến rượu nữa. Điều thú vị là tốc độ chuyển đổi giữa các phiên bản khác nhau của Dop2R phụ thuộc rất nhiều vào lượng rượu tiêu thụ.
Như vậy, Theo quan điểm của các nhà khoa học, điều đó cắt nghĩa vì sao mọi người mất trí nhớ sau thời kỳ uống dài ngày — những thay đổi như vậy trong công việc của thụ thể dopamin làm gián đoạn công việc của vùng trung tâm trí nhớ, và cản trở sự hình thành những ký ức dài hạn.
"Nếu các chất tương tự Dop2R trong tế bào của con người hoạt động cũng theo cách như vậy thì một ly rượu sẽ làm gián đoạn công việc của họ trong khoảng một giờ. Nếu bạn uống nhiều gấp ba lần, công việc của trung tâm ký ức sẽ bị phá hoại trong suốt ngày đêm. Điều này đáng nhớ khi ta cùng với bạn bè sửa soạn uống "làm thêm một chai" hay là "nhậu hiệp hai", — chuyên gia Kaun kết luận.