"Chìa khóa để bảo tồn Hiệp ước này nằm trong tay Moskva", ông khẳng định.
Ngoại trưởng Maas đồng thời cũng nhấn mạnh rằng Berlin rất coi trọng thỏa thuận đảm bảo an ninh cho các nước châu Âu đã được duy trì suốt nhiều thập kỷ qua.
"Nếu Nga muốn bảo tồn hiệp ước, thì họ buộc phải tiến hành giải trừ quân bị dưới sự kiểm soát", Ngoại trưởng nói thêm.
Theo lời người đứng đầu Bộ ngoại giao Đức, liên quan đến biến động tình hình thế giới, cần xác định rõ các quy tắc mới nhằm kiểm soát vũ khí. Ngoài ra, ông cũng kêu gọi thảo luận về tài liệu này với cả Trung Quốc và Ấn Độ.
Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký kết vào ngày 8 tháng 12 năm 1987 trong chuyến thăm của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tới Washington. Lần đầu tiên trong lịch sử, các bên đưa ra quyết định cấm toàn bộ lớp vũ khí tên lửa với tầmxatừ 500 đến 1000 và từ 1000 đến 5500 km, bao gồm cả tên lửa R-12 và R-14 mà Liên Xô đã triển khai tại Cuba vào năm 1962, là nguyên nhân gây ra khủng hoảng vịnh Caribbean.