Tiếng Anh thành tiêu chí xét tuyển đại học nhiều trường tốp ở Việt Nam

© Ảnh : Giáo dục và Thời đạiNữ sinh Việt Nam
Nữ sinh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học tốp trên đặt ra tiêu chí, thêm phương thức xét tuyển có môn tiếng Anh, xét chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, báo Tuổi trẻ thông tin.

Theo nhiều chuyên gia, các trường đại học, đặc biệt là các trường tốp trên, đã và đang xây dựng chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, áp dụng phương pháp giảng dạy mới theo hướng sáng tạo dựa trên công nghệ, tăng cường tiếng Anh.

Đại sứ Phạm Sanh Châu tại buổi họp báo - Sputnik Việt Nam
Cần quy định bắt buộc giới tinh hoa và lãnh đạo tương lai của Việt Nam phải biết tiếng Anh

Do đó, yêu cầu về năng lực tiếng Anh đối với sinh viên là điều kiện rất quan trọng, nên các trường chuyển thành tiêu chí bắt buộc trong tuyển sinh. Điều này giúp các thí sinh giỏi tiếng Anh có thêm nhiều cơ hội khi xét tuyển vào các trường, ngành học có tính cạnh tranh cao.

"Nhiều trường khi tuyển sinh ưu tiên tiêu chí tiếng Anh trong xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh. Sinh viên ra trường giỏi tiếng Anh sẽ là cơ hội gia tăng giúp các bạn có việc làm tốt hơn"- TS Trần Thế Hoàng.

Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế

Theo thông tin tuyển sinh năm 2019 dự kiến Trường ĐH Y dược TP.HCM vừa công bố, nhà trường tuyển sinh theo ba phương thức xét tuyển độc lập nhau.

Trong đó đáng chú ý ở phương thức 2 — xét tuyển kết hợp (áp dụng đối với ngành y đa khoa và dược học với 25% chỉ tiêu của từng ngành), nhà trường quy định điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển là thí sinh phải đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào; có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ) đạt IELTS 6.0 trở lên hoặc TOEFL iBT 60 trở lên. Đơn vị cấp chứng chỉ: TOEFL iBT: Educational Testing Service (ETS); IELTS: British Council (BC); International Development Program (IDP).

© Ảnh : NHƯ HÙNG/Tuổi TrẻSinh viên khoa cơ khí động lực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành. Năm 2019, trường này đưa môn tiếng Anh vào làm tiêu chí xét tuyển của nhiều ngành
Sinh viên khoa cơ khí động lực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành. Năm 2019, trường này đưa môn tiếng Anh vào làm tiêu chí xét tuyển của nhiều ngành - Sputnik Việt Nam
Sinh viên khoa cơ khí động lực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trong giờ thực hành. Năm 2019, trường này đưa môn tiếng Anh vào làm tiêu chí xét tuyển của nhiều ngành

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi — trưởng phòng đào tạo nhà trường — cho biết:

"Thí sinh hội đủ điều kiện đăng ký xét tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp chỉ được chọn một nguyện vọng (chọn ngành y đa khoa hay dược học) để đăng ký.

TS Đoàn Hương - Sputnik Việt Nam
Gửi TS Đoàn Hương: Không có chuyện Châu Âu sắp bỏ sử dụng tiếng Anh đâu, thưa bà
Thí sinh điền các thông tin và nộp hồ sơ trực tiếp cho trường (không qua bưu điện hay các hình thức khác) trong vòng 10 ngày kể từ khi công bố điểm thi THPT quốc gia. Trường xác định trúng tuyển căn cứ trên nguyện vọng đăng ký của thí sinh và các tiêu chí đánh giá hồ sơ xét tuyển bao gồm tổng điểm bốn môn và ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có) được làm tròn đến hai chữ số thập phân".

Trong bốn phương thức tuyển sinh năm nay của Trường ĐH Ngoại thương, lần đầu tiên trường áp dụng xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT, dự kiến triển khai vào tháng 5-2019.

Đối tượng xét tuyển kết hợp là học sinh các lớp chuyên toán, lý, hóa, văn và ngoại ngữ các trường THPT chuyên toàn quốc tốt nghiệp năm 2019, có hạnh kiểm các năm học THPT đạt từ khá trở lên. Điều kiện xét tuyển được thực hiện dựa trên việc thí sinh đạt kết quả học tập bậc THPT và có chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ phù hợp theo quy định với từng chương trình đào tạo.

Đồng thời, thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn đạt IELTS từ 6.5 (academic) trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn tiếng Anh trở lên.

Nhiều cơ hội cho sinh viên giỏi tiếng Anh

Sinh viên Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Trải nghiệm “đắng” về tiếng Anh của một TS người Việt sang Mỹ
Năm nay, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng tuyển 14 ngành ĐH chính quy chương trình tiên tiến, chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên phải đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào (điểm kiểm tra theo định dạng IELTS 6.0) để được học các môn thuộc năm 1, 2 và phải đạt chuẩn tiếng Anh chính thức (IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 79) để được học các môn thuộc năm 3, 4 và xét tốt nghiệp.

TS Trần Thế Hoàng — chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế TP.HCM — cho biết: "Hiện nay, nhiều ngành/chuyên ngành có chương trình đào tạo bằng tiếng Anh nên nhà trường có chú trọng tiêu chí về tiếng Anh trong tuyển sinh.

Nhà trường cũng có chính sách khuyến khích thí sinh xét tuyển thẳng đạt điểm IELTS cao, với IELTS 8.0 trở lên được trao học bổng toàn phần 1 năm học; IELTS 7.0 trở lên được học bổng toàn phần 1 học kỳ".

© Ảnh : TRẦN HUỲNH/Tuổi trẻTS Trần Thế Hoàng chia sẻ thông tin tuyển sinh 2019 với thí sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2019 của báo Tuổi Trẻ
TS Trần Thế Hoàng chia sẻ thông tin tuyển sinh 2019 với thí sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2019 của báo Tuổi Trẻ  - Sputnik Việt Nam
TS Trần Thế Hoàng chia sẻ thông tin tuyển sinh 2019 với thí sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2019 của báo Tuổi Trẻ

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng — hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, trong thời hội nhập này, nếu không có tiếng Anh sẽ không làm gì được. Việc các trường dần coi trọng tiêu chí môn tiếng Anh trong tuyển sinh cũng là thực hiện triết lý đào tạo này.

"Nếu giỏi tiếng Anh, sinh viên có thể tham gia các khóa học không biên giới trên mạng. Đồng thời, sinh viên sau khi tốt nghiệp có năng lực tiếng Anh tốt thì lương sẽ cao gấp đôi, có cơ hội tốt hơn và tiến xa trong thị trường lao động ngoài nước" — ông Dũng nói.

Tuyển thẳng thí sinh đạt điểm IELTS quốc tế cao

thanh niên Việt Nam - Sputnik Việt Nam
GS Terry F. Buss: Tại sao rất nhiều người Việt nói tiếng Anh kém như vậy?
Năm 2019, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM dành tối đa 10% chỉ tiêu để ưu tiên xét tuyển thẳng tất cả các ngành hệ đại trà và chất lượng cao thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2019 đạt điểm IELTS quốc tế từ 5.0 trở lên hoặc tương đương (TOEFL, TOEFL iBT, TOEIC…) và có điểm trung bình học bạ trong năm học kỳ (không tính học kỳ 2 lớp 12) từng môn theo tổ hợp từ 6.0 trở lên.

Theo quy định tuyển thẳng trong tuyển sinh năm nay của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có nhóm đối tượng 3: học sinh giỏi 3 năm THPT của tất cả các trường THPT trên toàn quốc (không phân biệt trường chuyên, năng khiếu) thỏa điều kiện điểm trung bình môn tiếng Anh lớp 12 từ 8,0 trở lên; đối tượng 4: học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 6.0 trở lên (hoặc tương đương) và điểm trung bình học lực 3 năm THPT từ loại khá trở lên.

 TS Nguyễn Thị Kim Phụng (vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT):

Tạo điều kiện công nhận văn bằng với các nước

Hiện nay, một số trường ĐH dự kiến bổ sung vào đề án tuyển sinh thêm các tiêu chí, phương thức xét tuyển trên cơ sở kết hợp các chứng chỉ tiếng ngoại ngữ quốc tế với kết quả học phổ thông hoặc kết quả thi THPT quốc gia, điểm kỳ thi chuẩn hóa SAT (Mỹ)…

Đó là quyền tự chủ của các trường đã được Luật giáo dục ĐH quy định. Điều đó không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho các học sinh giỏi ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, mà còn thúc đẩy việc học, nâng cao kỹ năng ngoại ngữ của các trường phổ thông.

Nếu có công cụ ngoại ngữ tốt, đó là điều kiện tốt để sử dụng các chương trình đào tạo, công nghệ, quy trình đào tạo của các nước phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục ĐH của Việt Nam.

Nó cũng chứng tỏ giáo dục ĐH Việt Nam đang từng bước hội nhập, tạo điều kiện cho việc công nhận văn bằng giữa Việt Nam với các quốc gia khác và chuẩn bị cho sự dịch chuyển lao động trên thị trường lao động ngày càng trở nên không biên giới.

TS Hoàng Ngọc Vinh (nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT):

Giúp thúc đẩy học tiếng Anh

Việc coi tiếng Anh là một tiêu chí bắt buộc trong tuyển sinh là dấu hiệu tích cực để thúc đẩy và khuyến khích học sinh phổ thông tăng cường học ngoại ngữ.

Khi tuyển được thí sinh giỏi tiếng Anh, việc đào tạo và hướng dẫn sinh viên tiếp cận nguồn tài liệu sẽ dễ dàng hơn cho các trường, đồng thời cơ hội việc làm cho chính các em sau khi ra trường cũng tốt hơn, tự tin làm việc trong môi trường quốc tế, nhờ đó sự sáng tạo mới phát triển hơn…

Tuy nhiên, còn điều băn khoăn là với những học sinh ở vùng sâu vùng xa, điều kiện học tiếng Anh gặp khó khăn sẽ là sự thiệt thòi. Vì thế, các trường nên cân nhắc cả yếu tố điều kiện kinh tế — xã hội để tính ưu tiên tiếng Anh và phân bổ chỉ tiêu cho hợp lý. Mặt khác, thầy cô cũng phải giỏi cả chuyên môn lẫn tiếng Anh nếu không muốn bị "đứng ngoài"…

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала