Trump sẵn sàng chiến đấu ở Afghanistan cho đến người lính Ấn Độ cuối cùng

© AFP 2023 / Tauseef MustafaQuân đội Ấn Độ
Quân đội Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện một hành vi sánh được với “một con sâu làm rầu nồi canh” đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Ấn mà cho đến bây giờ mối quan hệ này có vẻ đang phát triển bình thường, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết.

Lãnh đạo hai nước công khai gọi nhau là bạn bè, Hoa Kỳ gọi Ấn Độ là đối tác quốc phòng chính của Mỹ, có nghĩa là Washington công nhận quy chế của Ấn Độ tương đương với các đồng minh của Hoa Kỳ trong NATO.  New Delhi là một trong những thành viên chính trong Chiến lược Ấn Độ Dương — Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ.

Quân nhân Afghanistan - Sputnik Việt Nam
Nhà Trắng thông báo: Trump không ra lệnh rút quân khỏi Afghanistan
Nhưng, Donald Trump bỗng nhiên tuyên bố rằng, New Delhi không có những nỗ lực đủ lớn vì hòa bình và ổn định ở Afghanistan, và những người lính Ấn Độ nên đặt chân lên Afghanistan. Ý tưởng của Thống thống Mỹ là rõ ràng: Nhà Trắng hứa sẽ rút quân khỏi Afghanistan, nhưng, họ cũng nhận thức được rằng, điều này rất có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ hiện tại ở Kabul. Taliban và các tổ chức Hồi giáo cực đoan khác sẽ lên nắm chính quyền ở nước này. Vì thế Washington muốn để người Ấn Độ, cũng như người Pakistan và thậm chí cả người Nga chiến đấu chống lại chúng.

Những lời trách móc của Trump đối với Ấn Độ đã gây ra phản ứng tiêu cực trong chính phủ và công chúng ở đất nước này. Thành viên của Quốc hội Ấn Độ, một trong những người lãnh đạo Đảng Quốc Đại ông Ahmed Patel nhấn mạnh, lời tuyên bố của Trump là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và Tổng Thư ký Đảng Nhân dân BJP Ram Madhav nhắc nhở vê việc, Ấn Độ đang xây dựng trường, phòng học, đường xá, đập thủy lợi ở Afghanistan và giúp xây dựng tòa nhà mới của Quốc hội Afghanistan. Tính tổng cộng, Ấn Độ đang thực hiện hơn 100 dự án phát triển ở Afghanistan, tổng giá trị viện trợ vượt quá 3 tỷ USD. Ngoài ra,  các trường học của Ấn Độ hàng năm tiếp nhận 1.000 học sinh Afghanistan.

Binh sĩ Mỹ - Sputnik Việt Nam
Tại sao Mỹ rút khỏi Syria mà không rút quân khỏi Afghanistan?
Sự hỗ trợ này có thể được gọi là "sức mạnh mềm" của Ấn Độ. Và điều này không đáng ngạc nhiên bởi vì đường lối truyền thống của nền ngoại giao Ấn Độ là thúc đẩy quá trình giải quyết xung đột bằng những biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực.

Và Afghanistan luôn nằm trong khu vực lợi ích đặc biệt của Ấn Độ. Hai quốc gia đã vào thành phần Đế quốc Mogul từ thế kỷ 16. Di hài của Babur — người sáng lập đế quốc Mogul — được đem về an táng tại Kabul. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, quan hệ với Afghanistan đã trở thành một trong những phương hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của New Delhi. Cho đến ngày nay nền ngoại giao Ấn Độ tập trung nỗ lực để giúp Kabul đạt được hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Nước cờ bất ngờ: Ấn Độ giáng một đòn vào nền kinh tế Mỹ - Sputnik Việt Nam
Nước cờ bất ngờ: Ấn Độ giáng một đòn vào nền kinh tế Mỹ
Giới lãnh đạo Ấn Độ không muốn để Taliban lên nắm chính quyền ở Kabul. Diễn biến sự kiện theo kịch bản này tạo nguy cơ ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Hồi giáo cực đoan trên biên giới của Ấn Độ. Tuy nhiên, người Ấn Độ không thể chấp nhận chiến dịch quân sự ở Afghanistan với sự tham gia của quân đội Ấn Độ.

Câu nói vụng về của Donald Trump về vai trò của Ấn Độ trong quá trình giải quyết ở Afghanistan không phải là một điều vặt vãnh. Nó cho thấy rằng, Mỹ không tính đến lợi ích của các đồng minh châu Á. Điều quan trọng là cùng ngày tạp chí The Diplomat đã đăng tải bài viết của nhà khoa học chính trị Ấn Độ, bà Rajeswari Pillai Rajagopalan, trong đó bà khẳng định rằng, "Ấn Độ cũng như các đối tác khác của Mỹ ở châu Á, lo ngại về việc liệu Washington sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với các quốc gia trong khu vực hay không".

Rõ ràng diễn biến sự kiện sẽ phát triển theo kịch bản khác: Washington sẽ cố gắng để nghĩa vụ của họ đổ lên vai người khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала