Sputnik đã thảo luận về vấn đề này với Tiến sĩ Joseph Cheng, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Hồng Kông.
Sputnik: Ông nghĩ gì về các thông tin cho thấy Tổng thống Trump đã nhiều lần bày tỏ mong muốn chấm dứt tư cách thành viên của Mỹ trong NATO?
Sputnik: Bài báo trên New York Times cho biết những lời của Trump nói ra từ mùa hè năm ngoái. Tại sao điều này bây giờ mới được nêu ra?
Joseph Cheng: Đây là một câu hỏi thú vị. Các phương tiện truyền thông hàng đầu và thành viên Đảng Dân chủ đã chứng kiến một số lượng lớn các cuộc tấn công vào Trump trên cơ sở ông đã đạt được những thành quả tốt hơn nhiều so với những gì họ có thể tưởng tượng. Chẳng hạn, trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, ông đã thành công củng cố nền kinh tế Mỹ. Theo thăm dò của Rasmussen, tổng thống đã nhận được tỷ lệ ủng hộ 50%; hơn nữa, tỷ lệ này trong số các công dân da đen của đất nước là 40%. Tất cả những điều này có thể có tác động cực kỳ tiêu cực đối với Đảng Dân chủ, vì nếu họ không nhận được 90 — 95 phần trăm số phiếu bầu của cử tri da đen, những người mà họ trông cậy, thì sẽ rất khó để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Đây cũng là một lý do khác cho sự phản đối của họ đối với việc xây dựng bức tường biên giới. Họ muốn nhiều người nhập cư vào Hoa Kỳ vì như họ mong đợi, những người này sẽ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.
Tôi tin rằng tất cả những điều này là một phần của chiến dịch liên tục nhằm hạ bệ Trump — các phương tiện truyền thông đưa tin từ quan điểm của Đảng Dân chủ; như chúng ta đã biết, điều này đã xảy ra cách đây khá lâu — kể từ thời điểm chiến dịch «Mockingbird», bắt đầu từ những năm 1950.
Joseph Cheng: Nếu tổng thống cho rằng điều đó là có thể, thì cần phải xem xét từ quan điểm pháp lý. Chắc chắn một số quyết định trong quá khứ của ông không được ủng hộ lắm, ví dụ việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là không hợp lý. Sự kiện này trở nên cực kỳ đáng báo động, vì dường như nó không tuân theo chính sách đối ngoại của Mỹ, mà là của Israel. Ba lý do mà ông ta biện minh cho quyết định của mình cũng không có ý nghĩa gì. Ông nói rằng thời hạn kết thúc vào năm 2025, nhưng nó cũng luôn có thể được xem xét lại; theo ông Trump, thỏa thuận này không bao gồm các căn cứ quân sự Iran, nhưng không có gì lạ trong vấn đề này, bởi vì chỉ liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran. Ngoài ra, tuyên bố của ông thỏa thuận không bao gồm việc phát triển tên lửa đạn đạo của Iran cũng không phù hợp, vì mọi quốc gia có chủ quyền đều có quyền tự vệ. Do đó Trump đã phạm sai lầm khi liên quan đến thỏa thuận Iran. Cá nhân tôi nghĩ rằng NATO từ lâu đã vượt xa ra khỏi vị trí của mình trong thùng rác của lịch sử.
Joseph Cheng: Theo tôi có nhiều lý do tại sao châu Âu ngày càng trở nên độc lập hơn. Tôi nghĩ rằng có mối quan hệ tự nhiên hơn nhiều tồn tại giữa Châu Âu và Nga, thay vì giữa Châu Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt là từ quan điểm thương mại và kinh tế. Chẳng hạn, các lệnh trừng phạt đối với Iran sẽ khiến châu Âu thiệt hại hàng chục tỷ đô la trong kinh doanh và thương mại. Việc châu Âu tuân thủ chính sách trừng phạt vô lý ban đầu đối với Iran vô cùng không có lợi. Từ năm 2007, các sĩ quan tình báo Hoa Kỳ đã đi đến kết luận Iran không tuân thủ chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân. Thực tế tương tự đã được xác nhận vào năm 2011, và năm 2012, nhân viên Mossad cho rằng Iran không phát triển vũ khí hạt nhân. Đó là lý do tại sao chính sách áp đặt các biện pháp trừng phạt, có hại cho châu Âu và phần còn lại của thế giới, là một ý tưởng rất tồi. Tất nhiên việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran không được xem xét ngay từ đầu. Tôi hy vọng lần này Tổng thống Trump sẽ thể hiện sự khôn ngoan hơn trong chính sách đối ngoại so với thời gian trước đây.