Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Chuyên gia: Không để Biển Đông trở thành nguyên cớ “bất hòa” giữa Trung Quốc và Việt Nam

© AFP 2023 / STRBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước thềm lễ kỷ niệm 69 năm quan hệ ngoại giao, Trung Quốc và Việt Nam có cả những thành tựu trong hợp tác kinh tế và thương mại cũng như những tranh chấp gay gắt ở Biển Đông.

Hai bên đang cố gắng tách vấn đề Biển Đông ra khỏi toàn bộ mối quan hệ tương hỗ, nhưng Mỹ đang sử dụng xung đột lợi ích trên biển để gây tranh cãi giữa hai nước, ông Grigory Lokshin, chuyên viên cao cấp của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông
Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục. Vào thứ Năm, ngày 17 tháng 1, Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba đã tuyên bố như vậy tại buổi chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 69 năm quan hệ ngoại giao. Tổng kim ngạch thương mại song phương đạt gần 150 tỷ USD. Ngoài ra ông đã ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng của các khoản đầu tư Trung Quốc vào nền kinh tếViệt Nam, cũng như tiềm năng to lớn để tăng cường hợp tác thực tế giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Xét theo thông tin đăng trên hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã, tại buổi chiêu đãi nhân lễ kỷ niệm, hai bên đã không đề cập đến những vấn đề phức tạp. Trong khi đó, ngay trước lễ kỷ niệm,  Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã bày tỏ sự thất vọng về tiến trình chậm chạp của Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Ông cũng nói rằng, Hà Nội đang cố gắng duy trì sự cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào thời điểm cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai cường quốc thế giới. 

Trong khi đó, Trung Quốc có những câu hỏi đáng hỏi với Việt Nam về những nỗ lực"duy trì sự cân bằng". Ví dụ, Việt Nam chấp nhận hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông, coi đây là yếu tố ổn định. Trên thực tế Hà Nội không phản đối những tuyên bố của phía Mỹ biện minh cho các hành động của họ ở vùng Biển Đông là do sự cần thiết phải bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực.

Tập Cận Bình và Phạm Bình Minh - Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng: Biển Đông xảy ra xung đột, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất
Nói về Trung Quốc, sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ hôm 7.1 đã tuần tra hàng hải ở gần Hoàng Sa vì coi đó là "hoạt động nhằm đảm bảo tự do hàng hải để thách thức các tuyên bố chủ quyền hàng hải quá mức", mà không được phép từ phía Trung Quốc, Bắc Kinh đã gọi đó là một hành động khiêu khích.

Việt Nam và Trung Quốc vẫn có những mâu thuẫn đáng kể về một số điều cơ bản của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Ví dụ, theo các nguồn tin, Trung Quốc đề xuất đưa vào đó một điều khoản cấm các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông với sự tham gia của các quốc gia ngoài khu vực. Theo Bắc Kinh, điều này sẽ giúp tránh quốc tế hóa cuộc xung đột ở khu vực này. Trong khi đó, theo Reuters, Việt Nam phản đối việc ngăn chặn sự tham gia của quốc gia ngoài khu vực trong các cuộc tập trận quốc tế.

Ngoài ra, Bắc Kinh đề xuất loại trừ các công ty dầu khí nước ngoài khỏi danh sách các nhà phát triển tài nguyên tiềm năng của Biển Đông, có chú ý đến những tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực. Theo Bắc Kinh, chỉ có các công ty từ các quốc gia trong khu vực mới có thể tham gia thỏa thuận phát triển chung, và Hà Nội không đồng ý với điều này.

Tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc phát triển radar cho hạm đội tàu sân bay, có thể giám sát Biển Đông
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề nghị tập trung nỗ lực để ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông vào năm 2021. Một số bên hữu quan có thái độ hoài nghi với sáng kiến ​​này. Việc duy trì những bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam, giữa Trung Quốc và các nước ASEAN khác về vấn đề này phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ. Washington muốn tăng cường sự hiện diện trong khu vực, sử dụng những nước trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam, để đạt được mục tiêu này, chuyên gia Grigory Lokshin nói. Đồng thời, ông cho rằng, xung đột lợi ích giữa Bắc Kinh và Hà Nội ở Biển Đông sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của các mối quan hệ giữa hai nước:

Đã từ lâu cả Trung Quốc và Việt Nam đều cố gắng tách vấn đề lãnh thổ ra khỏi toàn bộ mối quan hệ song phương. Ở đây trước hết nói về sự hợp tác kinh tế. Trung Quốc là đối tác kinh tế chính của Việt Nam. Mặt khác, Việt Nam chịu thâm hụt thương mại lớn trong làm ăn với Trung Quốc và hai bên tiến hành các cuộc đàm phán về nội dung này. Đây là khối lượng thương mại rất lớn cả đối với Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc trong nền kinh tế, nhưng, đối với Trung Quốc, Việt Nam cũng là một thị trường rất quan trọng. Do đó, cả hai bên đều muốn để các vấn đề Biển Đông không ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Theo các phương tiện truyền thông phương Tây, vòng tham vấn tiếp theo về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông theo dự kiến sẽ diễn ra tại Myanmar trong quý đầu năm nay.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала