Ông Leganoa kể lại rằng, Tổng thống Nicolas Maduro từ lâu đã thông báo về những hành động lật đổ này và chiến đấu chống lại chúng tới mức trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ khỏi Caracas.
"Quyết định này rõ ràng rất nan giải với ông, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất dưới thời ông Hugo Chávez, quan hệ ngoại giao vẫn không bị cắt đứt hoàn toàn", ông nói.
Ông Maduro đã cho Hoa Kỳ 72 giờ để triệu hồi các nhà ngoại giao của mình, khi những người này ngoan cố bất chấp yêu cầu và vẫn ở lại trên đất Venezuela. Theo lệnh của chính quyền Trump, các quan chức chỉ làm theo chỉ dẫn của Juan Guaydo, người mà họ công nhận là tổng thống lâm thời của đất nước.
"Những gì đang diễn ra hiện nay rất nghiêm trọng vì nó tước đi khả năng đối thoại của cả hai quốc gia, và tệ hơn nữa là được núp bóng đằng sau giới trẻ như một phần của phe đối lập Venezuela, những người đã bước ra đường phố để phản đối",- nhà phân tích cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng những gì đang diễn ra hiện nay ở Venezuela hoàn toàn không mang tính hợp pháp.
Nhưng chính quyền Trump tiếp tục đổ dầu vào lửa, và vào ngày 23 tháng 1, ngoài việc kích động cuộc tuần hành chống lại ông Maduro, còn đi bước tiếp theo là công nhận Guaido là tổng thống Venezuela.
"Việc ông Guaido tự tuyên bố mình là Tổng thống là hành động vi hiến. Hiến pháp Venezuela nêu rõ rằng trong mọi trường hợp, việc tuyên thệ nhậm chức thủ tướng chỉ có thể được thực hiện trước Quốc hội hoặc Tòa án tối cao", — vị chuyên gia nói.
Theo chuyên gia, " kịch bản tương tự" đã được sử dụng trong cuộc can thiệp quân sự gây tranh cãi ở Libya vào năm 2011, khi có sự tham gia của quân đội Mỹ