Kalamsat-V2 là một khối lập phương có cạnh 10 cm, cho đến nay là vệ tinh nhẹ nhất thế giới. Chi phí chế tạo vệ tinh khoảng 120 nghìn rupee (bằng 1700 USD). Cùng với nó, tên lửa đẩy PSLV-44 còn đưa lên vũ trụ cả một vệ tinh quân sự của Ấn Độ là chiếc Microsat-R nặng 740 kg, có chức năng chụp ảnh với các vật thể trên Trái đất với độ chính xác cao.
Phiên bản đầu tiên của vệ tinh Kalamsat được tạo ra bằng nỗ lực chung của sinh viện và học sinh phổ thông từ bang Tamil Nadu vào năm 2017. Mẫu này chỉ nặng 64 gram, tuy nhiên, khác với Kalamsat-V2, nó không đạt được tới quỹ đạo của Trái đất. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đánh giá cao thành tựu của các sinh viên, ông chúc mừng tất cả những người tham gia về cuộc phóng kết quả tốt đẹp. "Xin gửi lời chúc mừng nồng nhiệt nhất tới các nhà khoa học của chúng ta nhân sự kiện phóng thành công cả tên lửa PSLV nữa. Nhờ cuộc phóng này, chúng ta đã đưa lên quỹ đạo cần thiết chiếc vệ tinh Kalamsat do các sinh viên tài năng của chúng ta làm ra", — Thủ tướng viết trên Twitter.