Những con heo không đầu
Tháng 4 năm 2018, tạp chí Nature công bố bức thư ngỏ của 17 nhà khoa học thần kinh hàng đầu thế giới với lời kêu gọi hoạch định quy tắc dành cho các thí nghiệm về nuôi cấy phát triển mô thần kinh nhân tạo, vì rằng có khả năng một số mẫu thí nghiệm sắp đến sát gần điểm bộc lộ dấu hiệu ý thức.
Theo lời các tác giả công trình, não heo phục hồi sinh tồn sau này có thể là tư liệu thử nghiệm những loại thuốc mới điều trị ung thư hoặc bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Ngoài ra, về mặt kỹ thuật khám phá này có thể được xem như cách bảo lưu các cơ quan sống để cấy ghép tiếp hoặc buộc các chức năng não phát triển trong điều kiện phòng thí nghiệm..
Não trong ống nghiệm
Vấn đề này được nghiên cứu ngay từ giữa những năm 2000, khi các nhà sinh học Nhật Bản liên tục nuôi vỏ não, tuyến yên và hốc mắt — một phần mở rộng của thành não trung gian trong phôi thai động vật có vú. Tế bào gốc được sử dụng ở mọi nơi như là vật liệu chính
Khi đó, các nhà nghiên cứu từ ĐHTH Ohio đã nuôi dưỡng được bộ não người hoàn chỉnh từ các tế bào gốc, tương đương với mức độ của bào thai năm tuần tuổi. Theo lời các tác giả làm thí nghiệm, đã thành công tái tạo gần như tất cả các khu vực chính của não, nhưng không đủ hệ thống mạch máu. Do đó, bộ não không thể phát triển hơn nữa và thiếu chức năng.
Nhỏ bé và tách xa
Não trong ống nghiệm hiện còn rất nhỏ bé. Lý do chính của tình trạng thu nhỏ là thiếu oxy và chất dinh dưỡng mà hệ thống mạch máu cung cấp đến cho các cơ quan nội tạng. Ở não nhân tạo chưa có hệ thống như vậy.
Ngoài ra, dung dịch dinh dưỡng nuôi não bộ không có khả năng tái tạo đầy đủ môi trường vi mô đặc biệt của cơ thể mà trong đó não người sinh tồn và phát triển. Điều này, đến lượt nó, hạn chế khâu chuyển giao tín hiệu từ tế bào đến tế bào. Trong cơ quan sống, sự rối loạn truyền tín hiệu dẫn đến phát triển bệnh tật, còn ở cơ quan nhân tạo dẫn đến giới hạn về kích thước.
Bộ não của người Neanderthal
Một trong những lối thoát có thể là cấy ghép các bộ phận đã trưởng thành của não người vào động vật thí nghiệm. Những kết quả đầu tiên thu được qua thí nghiệm với chuột. Năm 2015, các chuyên gia của Viện nghiên cứu sinh học Salk (Hoa Kỳ) tuyên bố đã cấy vào não của loài gặm nhấm các dạng thức cơ quan nuôi trong ống nghiệm và có thể kết nối chúng với hệ tuần hoàn của con vật. Sau ba tháng, 80% chuột có mô thần kinh nhân tạo sống được. Tuy nhiên, như nhận xét của các tác giả công trình, những con vật thuộc loài gặm nhấm với bộ não "mới" đã không trở nên thông minh hơn.
Nhưng chỉ bản thân mô thần kinh nhân tạo không nói lên gì nhiều về chuyện não bộ trưởng thành sẽ hoạt động ra sao và chính đây là điều khiến các nhà khoa học quan tâm hơn cả. Để hiểu được toàn bộ các quá trình xảy ra trong não người Neanderthal, cần phải cố định trong đó hoạt tính điện chỉ dẫn sang ý thức. Và khi ấy các nhà khoa học sẽ thâm nhập vào vùng xám mà các tác giả bức thư tháng Tư đã cảnh báo. Sẽ xuất hiện mô hình thử nghiệm tuyệt vời giúp giải đáp nhiều câu hỏi, nhưng mô hình này sẽ cảm thấy mọi thứ và rất có thể là sẽ hiểu được nữa.