Như Vietnamnet dẫn nguồn từ Ban Kinh tế Trung, Bộ Chính trị BCH TƯ đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành 2 nghị quyết riêng về pháttriển Hải Phòng và Đà Nẵng trở thành đầu tàu khu vực và tận dụng những lợi thế cạnh tranh.
Trong khi đó, Nghị quyết 45 đặt mục tiêu phát triển Hải Phòng thành TP công nghiệp, tạo động lực phát triển của vùng Bắc Bộ, có kết cấu giao thông phát triển nối với khu vực, là trọng điểm dịch vụ logistics, đào tạo, nghiên cứu, kinh tế biển.
Hai Nghị quyết của Bộ Chính trị được khởi tạo do sáng kiến của Ban Kinh tế Trung ương và mới dừng ở chủ trương, đường lối. Bên cơ quan hành pháp sẽ còn phải lập các chương trình, đề án chi tiết để Quốc hội thông qua.
Theo hai Nghị quyết trên, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương cần có cơ chế, chính sách "đột phá", "đặc thù" để xây dựng và phát triển Đà Nẵng và Hải Phòng.
Các cơ chế, chính sách đặc thù cần được nghiên cứu thấu đáo, cụ thể, đảm bảo tính tương quan, tương đồng với các TP lớn khác trong cả nước. "Những việc đã rõ, được thực tế chứng minh là hiệu quả thì làm ngay, việc gì mới, phức tạp nhưng cấp thiết thì nghiên cứu thực hiện thí điểm", Nghị quyết cho Đà Nẵng nêu.
Cả hai TP đều được phân cấp về quản lý quy hoạch, đất đai, đô thị, đầu tư, tài chính — ngân sách, tổ chức nhân sự và tiền lương, có cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
Đà Nẵng và Hải Phòng đều được đặt mục tiêu có tốc động tăng trưởng trên 12%/năm trong giai đoạn 2021-2030.
Đến 2030, Hải Phòng cần đóng góp 6,4%, Đà Nẵng 2% vào GDP cả nước.
Đánh giá kết quả về việc thực hiện các nghị quyết trước đây (32,33), Bộ Chính trị cho rằng, việc triển khai còn hạn chế, yếu kém, lúng túng và cơ chế, chính sách cho phát triển chậm han hành và nhiều bất cập. Mục tiêu công nghiệp hóa cho Hải Phòng không đạt được. Phát triển kinh tế chưa xứng với tiềm năng, khu vực kinh tế tư nhân phát triển chưa đáp ứng yêu cầu.
Như vậy, ở Việt Nam có 5 thành phố là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ có nghị quyết, hay luật riêng để phát triển.