Cung tên dành cho người lạ
Hầu hết các nhà nhân chủng học nhận thấy những người dân bản địa trên đảo Bắc Sentinel ở Ấn Độ Dương là những người duy nhất thực sự bị cô lập với thế giới. Không ai biết ngôn ngữ, cấu trúc xã hội của họ thế nào và số lượng bao nhiêu. Tất cả các mối liên hệ — và không nhiều hơn con số 10, trong một thế kỷ rưỡi qua — đã diễn ra ở khoảng cách của một phát bắn tên. Những người cố gắng đến gần hơn đã bị người Sentinelian sát hại.
Cái chết cuối cùng — nhà truyền giáo Mỹ John Allen Cho, người quyết định rao giảng Kitô giáo đến người bản địa. Theo lời khai của những ngư dân đưa người Mỹ đến đảo, người dân bộ lạc đã tấn công anh ta bằng cung tên, sau đó chôn xác trên bãi cát bờ biển. Chính quyền vùng lãnh thổ các đảo liên minh của Ấn Độ đã gửi máy bay trực thăng để tìm kiếm, nhưng không thể hạ cánh lên đảo, vì cư dân tỏ ra một sự thù địch cực độ.
Trước đó các nhà khoa học đã biết bộ lạc bản địa này vẫn sống trong thời kỳ đồ đá. Họ săn bắn và hái lượm, không biết làm nông nghiệp hay tạo ra lửa.
Vi khuẩn của nền văn minh
Trong thời kỳ đồ đá, người hàng xóm gần nhất của người Sentinel là bộ lạc Jarava ở bờ biển phía tây Quần đảo Nam và Trung Andaman (Ấn Độ). Các nhà nghiên cứu tin rằng sau hơn 55 nghìn năm cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài, cuộc sống của họ hầu như không có gì thay đổi.
Người Jarava săn bắt lợn rừng, rùa, cá, thu lượm rễ cây, hoa quả, mật ong rừng.
Cho đến gần đây bộ lạc Jarava vẫn từ chối giao tiếp với người lạ, đón tiếp họ bằng những mũi tên. Vào cuối những năm 1970, một con đường dẫn qua vùng đất của họ, kết nối các đảo với các khu định cư xa xôi. Bất chấp lệnh cấm của chính phủ Ấn Độ ra khỏi xe, khách du lịch vẫn thường xuyên tiếp xúc với thổ dân. Cung cấp cho họ thức ăn và một số vật dụng để có cơ hội chiêm ngưỡng "điệu nhảy của những kẻ man rợ".
Kết quả đáng buồn nhất sau những cuộc tiếp xúc này là sự lây lan các bệnh nhiễm trùng vào những người bản địa mà họ không có sự miễn dịch cần thiết. Từ năm 1999 đến 2006, gần một nửa dân số Jarava đã chết vì dịch sởi.
Những người bảo thủ và cầu toàn
Ở phía đông Ecuador, trên lãnh thổ Công viên Quốc gia Yasuni, có những người nhỏ nhất và bí ẩn nhất trên thế giới đang sinh sống — người da đỏ Tagayeri. Họ từng nằm trong thành phần của một bộ lạc lớn, nhưng năm 1968 sau khi tiếp xúc với các nhà truyền giáo Tin lành, họ đã đi sâu vào rừng và phá bỏ mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài.
Nỗ lực cuối cùng để liên lạc với người Tagairi được các nhà thuyết giáo cố gắng thực hiện vào năm 1987. Họ đều đã chết.
Bản thân bộ lạc gần như không được biết đến. Người ta tin rằng số lượng không quá ba mươi người. Người Tagayeri chủ yếu săn bắn và hái lượm, không biết làm nông nghiệp.
Bộ lạc da đỏ không ai nhìn thấy
Người ta biết rất ít về con người và ngôn ngữ của họ. Hơn nữa, hầu như không ai nhìn thấy những người da đỏ này. Có một vài bức ảnh được chụp vào năm 2005 và một đoạn video ngắn được quay bởi một nhân viên của Bộ Ngoại giao Brazil (FUNAI).
Tất cả thông tin về lối sống và phong tục của người Kawahiva được lấy từ các bộ lạc lân cận, gọi họ là những người tóc đỏ (Cabeças vermelhas), hoặc dựa trên các dấu vết họ để lại.
Những cây gỗ bị đốn hạ hoặc dấu vết nhân chủng học thường tìm thấy trong những ngôi làng bỏ hoang của bộ lạc này. Vũ khí (thường là giáo, cung tên), dụng cụ nhà bếp, giỏ đan với hạt bên trong, võng được tìm thấy trong nhà. Theo những dấu vết này, người da đỏ có lối sống du mục — họ liên tục di chuyển từ nơi này sang nơi khác, săn bắn, hái lượm và không làm nông nghiệp.