Sputnik tìm hiểu tuyên bố của đô đốc Mỹ, liệu có thay đổi trong lập trường của Hoa Kỳ về vấn đề biển Đông, quốc gia thường xuyên gửi tàu chiến đến đó với lý do đảm bảo tự do hàng hải.
Đô đốc Mỹ không giải thích vấn đề là gì. Tuy nhiên các sự kiện trong tháng trước cũng minh họa một cách sinh động sự khác biệt quan điểm của hai bên và nguồn gốc của các xung đột ở đâu.Hoa Kỳ đang cố gắng để Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực quen thuộc với sự hiện diện quân sự thường trực của họ ởtại đây. Vào ngày 7 tháng 1, tàu khu trục tên lửa McCampbell của Hoa Kỳ đã tiến vào vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa như một phần trong "hoạt động đảm bảo tự do hàng hải". Ngày 24 tháng 1, hai tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ đã đi qua eo biển Đài Loan, gây ra sự chỉ trích ngay lập tức từ Bắc Kinh. Tuy nhiên, như Tim Gorman, đại diện Hạm đội Thái Bình Dương, nói: "Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay, hải hành và hành động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép."
Do đó tuyên bố của Hoa Kỳ về sự cần thiết phải tránh đụng độ trên biển không phù hợp với ý định tiếp tục các hoạt động quân sự tích cực về tự do hàng hải ở biển Đông và các khu vực nhạy cảm khác đối với Trung Quốc.
«Khẩu hiệu "tự do hàng hải" tự nó là không có cơ sở. Chưa bao giờ có vấn đề gì với quyền tự do hàng hải trên biển Đông và eo biển Đài Loan, không có bằng chứng nào cho thấy có việc ngăn cản đi lại tự do trong các khu vực này. Nếu không có vấn đề gì ở đây, thì rõ ràng việc di chuyển chỉ được sử dụng như một cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ các nước », chuyên gia nói với Sputnik.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Shen Shishun đánh giá cao những nỗ lực của Trung Quốc và Hoa Kỳ xây dựng một cơ chế xây dựng lòng tin trên biển Đông. Ông cũng gọi việc thực hiện các bài huấn luyện Mỹ — Trung là hữu ích.
«Các bài tập chung của quân đội hai nước ít nhất cung cấp cho họ trên thực tế cách hiểu biết chính xác các tín hiệu dành cho nhau, trong trường hợp xảy ra va chạm hay xung đột, sẽ giúp giảm thiểu các trường hợp hiểu thích sai về hành vi của nhau và đóng một vai trò tích cực nhất định», ông Shen Shishun nói.
«Trong các hoạt động ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới, bất kể trên biển, trên không hay đất liền, Hiến chương Liên Hợp Quốc cần được tuân thủ, hành động theo luật pháp và quy định quốc tế chứ không phải một quốc gia duy nhất tự mình đưa ra quyết định», ông Shen Shishun nói với Sputnik.