Chung tay vì một tương lai rạng ngời

© Ảnh : Trọng Đạt - TTXVNVăn Quyết, Anh Đức cùng các cầu thủ giương cao chiếc cúp vô địch AFF Suzuki cup 2018 chạy quanh sân vận động Mỹ Đình, chia vui với người hâm mộ.
Văn Quyết, Anh Đức cùng các cầu thủ giương cao chiếc cúp vô địch AFF Suzuki cup 2018 chạy quanh sân vận động Mỹ Đình, chia vui với người hâm mộ. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tiếng còi mãn cuộc trận chung kết giải vô địch bóng đá ĐNA trên sân Mỹ Đình vang lên như tiếng hò reo trên khắp mọi miền đất nước và ở tất cả những nơi có người Việt sinh sống trên toàn thế giới, không chỉ là niềm vui vô bờ bến trước thắng lợi vô địch của đội tuyển Việt Nam, đó là thời khắc vinh quang của niềm tự hào dân tộc VN, baoquocte đưa tin.

Hình ảnh những lá cờ đỏ sao vàng rợp bóng tung bay trên khắp nẻo đường, góc phố, mọi căn nhà người Việt, cả trong và ngoài nước, chính là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, là khát vọng và nghị lực vươn lên của những người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.

© Ảnh : baoquocteThứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Quốc Cường.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Quốc Cường. - Sputnik Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Quốc Cường.

Hướng về cội nguồn

Đoàn kết, hướng về cội nguồn là truyền thống quý báu, là sức mạnh của dân tộc Việt Nam, đã được ghi nhận qua lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng Tổ quốc. Khi đất nước còn chịu cảnh xâm lược và nỗi đau chia cắt, kiều bào ta ở nước ngoài luôn kề vai sát cánh cùng nhân dân trong nước, tích cực tham gia các hoạt động yêu nước ở bên ngoài, không tiếc sức người sức của, hết lòng ủng hộ Việt Nam về tinh thần và vật chất cho đến ngày non sông thu về một mối năm 1975.

Trong thời kỳ Đổi mới, kiều bào tiếp tục góp phần vào việc vận động các nước gỡ bỏ hàng rào cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Nhiều kiều bào đã và đang trực tiếp đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển quê hương, vào tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và sự bắt nhịp mạnh mẽ của Việt Nam với khu vực và thế giới.

Có thể nói, chúng ta có được cơ đồ ngày một lớn mạnh như hôm nay, không thể không kể đến sự đóng góp hết sức quan trọng của cộng đồng người Việt Nam trên khắp thế giới.

Chung tay vì Tổ quốc

Với chủ trương xuyên suốt "Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam", Nhà nước đã từng bước thể chế hóa chủ trương đó bằng nhiều chính sách, pháp luật ngày một "mở" và thuận lợi hơn cho kiều bào.

háng 6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Quốc tịch 2008, trong đó hủy bỏ quy định về thủ tục, thời hạn đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam. Theo đó, NVNONN sẽ không mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam nếu không thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch. Tiếp đó, tháng 11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở sửa đổi, cho phép NVNONN có quyền sở hữu nhà không hạn chế về số lượng và loại nhà sở hữu. Tháng 11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi và Luật Đầu tư sửa đổi, bãi bỏ quy định riêng biệt cho doanh nghiệp/nhà đầu tư là NVNONN. Đối với doanh nghiệp/nhà đầu tư là NVNONN có quốc tịch Việt Nam thì áp dụng quy định như nhà đầu tư trong nước, còn doanh nghiệp/nhà đầu tư là NVNONN chỉ có quốc tịch nước ngoài thì áp dụng quy định như nhà đầu tư nước ngoài.

Tình cảm yêu nước, tấm lòng hướng về cội nguồn của kiều bào được Quê Mẹ mở rộng vòng tay đón chào bằng nhiều chủ trương, chính sách mà những minh họa nói trên chỉ là một phần trong số đó. Nguồn lực của NVNONN nhờ đó được thu hút, phát huy mạnh mẽ phục vụ phát triển đất nước hơn bao giờ hết.

© Sputnik / Taras IvanovCổ động viên Hà Nội ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Malaysia
Cổ động viên Hà Nội ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Malaysia - Sputnik Việt Nam
Cổ động viên Hà Nội ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Malaysia

Những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 300 — 500 lượt trí thức kiều bào về nước đóng góp chuyên môn, tham gia các chương trình hợp tác nghiên cứu và triển khai các dự án khoa học — công nghệ, giáo dục — đào tạo với các cơ quan trong nước.

Do có điều kiện tiếp cận thuận lợi và qua việc tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi với các cơ quan trong nước, doanh nhân — trí thức kiều bào ngày càng quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến sâu rộng trong các vấn đề phát triển của đất nước, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển công nghệ.

Các mạng lưới NVNONN như Nhóm Sáng kiến Việt Nam, Nhóm Chuyên gia và Khoa học toàn cầu (AVSE), mạng lưới kiều bào trẻ về nước lập nghiệp, mạng lưới đổi mới sáng tạo với sự tham gia của trí thức người Việt trẻ ở nước ngoài đã được hình thành.

Qua đó, chúng ta đã tập hợp và huy động tối đa nguồn lực chất xám từ các chuyên gia người Việt được đào tạo bài bản tại các quốc gia có nền tảng khoa học công nghệ phát triển. Sự tham gia của 4 NVNONN trong tổng số 14 thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ là một minh chứng rõ nét.

Bên cạnh nguồn lực tri thức đó, vai trò của NVNONN trong đầu tư, thương mại ở Việt Nam cũng ngày càng đậm nét hơn.

Năm 2018, trên cả nước có gần 3.000 doanh nghiệp của kiều bào với tổng số vốn đăng ký đạt gần 4 tỷ USD. Các dự án chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo, thương mại, du lịch, công nghệ phần mềm, nông nghiệp công nghệ cao, môi trường… góp phần tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Mỹ, một trí thức Việt kiều tại Canada, sở hữu hơn 200 bằng phát minh khoa học, được mệnh danh là người "mang Thung lũng Silicon về Trà Vinh" là một ví dụ điển hình. Tập đoàn Mỹ Lan ở Trà Vinh của ông được biết đến là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và là công ty thứ 12 trên thế giới sản xuất vật liệu quang điện tử. Hay ông Nguyễn Đình Sinh, một Việt kiều tại Đức, với tâm huyết của người con xứ Nghệ, đã trở về quê hương, mua và phát triển một công ty may của nhà nước bên bờ vực phá sản thành một công ty may mặc lớn hàng đầu tại miền Trung với khoảng 8.000 công nhân.

Đồng thời, các doanh nhân NVNONN, các hiệp hội như Liên hiệp Hội người Việt Nam toàn châu Âu, Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở các nước cũng là cầu nối tự nhiên giữa Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hàng Việt ra thị trường nước ngoài, đưa các doanh nghiệp, công ty đa quốc gia về nước đầu tư, hỗ trợ doanh nhân trong nước đầu tư ra nước ngoài.

© Sputnik / Taras IvanovCổ động viên Hà Nội ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Malaysia
Cổ động viên Hà Nội ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Malaysia - Sputnik Việt Nam
Cổ động viên Hà Nội ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Malaysia

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối năm 2018 đạt hơn 15,9 tỷ USD, đưa tổng lượng kiều hối từ năm 1993 đến nay đạt trên 143 tỷ USD. Tỷ lệ vốn đầu tư từ nguồn kiều hối vào sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhiều người dân.

Kết quả vận động nguồn lực kiều bào 15 năm qua cho thấy Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với NVNONN đã thực sự đi vào đời sống. Sự quan tâm và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước đã phát huy được tối đa tiềm năng, trí tuệ của kiều bào và kết hợp với nguồn lực trong nước để tạo ra những xung lực mới phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước Việt Nam. 

Những đóng góp đáng trân trọng đó của kiều bào với quê hương xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn của mỗi người con đất Việt, là truyền thống quý báu hàng ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam từ thuở Vua Hùng lập nước. Người Việt Nam dù ở đâu cũng luôn dạy cho con cái của mình tâm niệm: "Nước có nguồn, cây có cội, dù đi xa vạn đỗi, không phai nhòa nguồn cội Rồng Tiên".

Câu chuyện về khát vọng được đứng trong đội tuyển bóng đá Việt Nam vừa qua của thủ môn Đặng Văn Lâm, người mang hai dòng máu Việt — Nga, đã góp phần làm sáng tỏ hơn lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc và tình cảm hướng về quê hương của mỗi người con đất Việt xa Tổ quốc. Nghị lực và khát vọng đó đã làm nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc, đem lại vinh quang rực rỡ cho Quê hương.

Niềm tin rạng ngời

Mỗi dịp Xuân về, người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về quê hương, thắp nén hương cho ông bà tổ tiên, thăm lại nơi chôn rau cắt rốn.

Hàng chục triệu lượt kiều bào đã trở về thăm quê cha đất Tổ, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ vì nhiều lý do khác nhau vẫn chưa một lần trở về quê hương. Tuy nhiên, hình ảnh những "con diều biếc", "cầu tre nhỏ", hay "con đò nhỏ" chắc chắn luôn hiện về trong tâm khảm mọi người con đất Việt xa xứ. Và Đất Mẹ luôn mở rộng vòng tay nhân ái cho mọi người con trở về trong sự đùm bọc và tình yêu thương. Sẽ sớm có một ngày cả 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài đồng lòng như một, hướng về Tổ quốc, cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".

Đất nước đang vào Xuân, cuộc sống vẫn đang chuyển mình mạnh mẽ và thúc giục chúng ta viết tiếp những trang sử hào hùng mới. Sự vinh quang của tập hợp sức mạnh tại giải bóng đá Đông Nam Á còn như đọng mãi trong mỗi chúng ta, thôi thúc chúng ta đoàn kết hơn bao giờ hết để sức mạnh toàn dân tộc hòa quyện làm một, chung tay góp sức làm rạng rỡ non sông gấm vóc Việt Nam.

Năm mới đang đến rất gần với mọi người, mọi nhà, tôi xin được gửi tới toàn thể kiều bào ta ở nước ngoài và gia đình những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất!

Nguyễn Quốc Cường

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao,

Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала