Với quan niệm "trần sao âm vậy" người Việt luôn sắm sửa nhiều lễ lạt từ ti vi, mũ giấy cho đến nhà lầu, xe hơi…
Mặc dù đốt nhiều như vậy, thế nhưng TS Vũ Thế Khanh — Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng cho hay:
"Đốt vàng mã và thờ cúng tổ tiên phải biết cách bằng không sẽ chỉ làm hại đến những người quá cố".
Ngày tổ chức lễ cúng hóa vàng không cố định và tùy thuộc vào mỗi gia đình. Thường người ta thực hiện vào ngày mùng 3, tuy nhiên, lễ hóa vàng còn được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 Tết.
Với lễ hóa vàng, GS Sử học Lê Văn Lan quan niệm, do mùng 3 theo phong tục tập quán vẫn là Tết thầy nên để các cụ ở lại ăn Tết với con cháu, mùng 4 — 5 sẽ làm lễ tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.
Đại đức Thích Giác Nguyên (Nam Định) cho rằng, ngày lễ này ngoài ý nghĩa "hồi hướng" đến các chư vị trên (Đức Phật, thần linh, gia tiên…) thì còn bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đến chư Phật, thần linh, gia tiên… đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia chủ trong 1 năm qua.
Mâm cỗ cúng hóa vàng cũng giống như các gia đình đã chuẩn bị trong những ngày trước.
Trong cuốn "Hương nhang cổ truyền Bồ Đề Tâm", mâm cỗ hóa vàng gồm có những thứ sau: Hương, hoa tươi, quả tươi, trà, trầu cau (thường là 1 — 3 quả cau còn cuống với một lá trầu), đèn, nến, rượu, vàng mã…
Sau khi làm cơm cúng xong, người ta đem số vàng mã đã cúng trong 3 ngày Tết ra hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, những vàng mã dành cho người mới mất được hóa riêng.
Nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong "Nghi lễ vòng đời người" cho hay:
"Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng".
Cúng hoá vàng được thực hiện ở sân hoặc một góc vườn sạch sẽ. Theo đó, khi gần hết 1 tuần hương người ta bắt đầu hóa tiền vàng.
"Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau.
Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: "Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới".
Nguồn gốc của tục hóa vàng
Nói về nguồn gốc của tục hóa vàng, TS Nguyễn Mạnh Cường, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, cho rằng:
"Tục hóa vàng mã là do ảnh hưởng của người Trung Hoa.
Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng:
"Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu.
Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai".
Nghĩa là: "Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán.
Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian". Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt.
Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt hóa vàng.
"Tin lành" đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch".