Một năm thành công của Thông tin đối ngoại Việt Nam

© Ảnh : TTXVNNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Có thể nói, năm 2018, công tác thông tin đối ngoại nói chung và đặc biệt là của Bộ Ngoại giao nói riêng là rất sôi động và gặt hái được nhiều thành công”. Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chia sẻ trên báo "Thế giới & Việt Nam".

2018 tiếp tục là một năm sôi động của Ngoại giao Việt Nam,  Chị có cảm nhận như vậy trên mặt trận thông tin đối ngoại?

Năm 2017 có thể được coi là đỉnh cao của Ngoại giao Việt Nam với thành công rực rỡ của Năm APEC. Tôi tự hào vì mặt trận thông tin đối ngoại (TTĐN) cũng đã góp phần vào thành công chung đó của đất nước. Năm 2018, mặc dù đứng trước những khó khăn như tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp; môi trường thông tin ngày càng chịu tác động của truyền thông mới — mạng xã hội… nhưng cùng với hoạt động đối ngoại nói chung, TTĐN cũng đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

Đội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Chuẩn bị cho một Trung Quốc mạnh lên: "Việt Nam không thể yếu đi!"

Nổi bật là việc tổ chức một loạt các hoạt động khu vực và quốc tế như Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á — Thái Bình Dương (APPF-26), Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 và Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia — Lào — Việt Nam (CLV 10).

Đỉnh cao là tháng 9/2018, chúng ta tổ chức rất thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) 2018. Theo nhận xét của WEF, đây là một trong những hội nghị thành công nhất trong 27 năm qua. Từ đó, một lần nữa, hình ảnh Việt Nam lại trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế. Lượng tin bài so với WEF-ASEAN 2017 tăng lên đến hơn 480%, với hàng chục triệu độc giả theo dõi, hình ảnh Việt Nam được lan toả trên toàn thế giới, giá trị quảng cáo theo WEF đánh giá đạt khoảng 15 triệu USD.

Bên cạnh đó, một trong những thành công trong công tác TTĐN của Bộ Ngoại giao phải kể đến Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30. Kỳ Hội nghị Ngoại giao lần này, chúng ta đã đổi mới rất nhiều về phương thức truyền thông để có thể quảng bá mạnh mẽ hình ảnh của ngành Ngoại giao. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh từng nói, thực tế Bộ làm được nhiều hơn những gì người dân biết về Bộ. Bản thân tôi khi đi tới các địa phương hay gặp gỡ nhiều người từ bác sĩ, giáo sư — giảng viên đại học đến văn nghệ sỹ… họ thực sự  chưa có cái nhìn đầy đủ về hình ảnh của Bộ Ngoại giao và cán bộ ngoại giao cũng như những khó khăn, kể cả nguy hiểm đến tính mạng mà cán bộ ngoại giao có thể gặp phải.

© Ảnh : TTXVNNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam.  - Sputnik Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam.

Tổng thống Donald Trump tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Mỹ cảm ơn Việt Nam tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai
Vì vậy, thông tin về Hội nghị Ngoại giao 30 không chỉ liên quan đến những chủ trương, chiến lược đối ngoại của đất nước mà còn là dịp chúng ta nói về những việc Bộ Ngoại giao đã và đang làm. Đã có hơn 50 sản phẩm truyền thông đa dạng không chỉ là các bài viết, trả lời phỏng vấn của Lãnh đạo Bộ và các Đại sứ mà còn có các buổi talk show, toạ đàm trực tuyến về những câu chuyện hậu trường, những đóng góp và hy sinh thầm lặng của người cán bộ ngoại giao… Dịp này, báo Thế giới & Việt Nam cũng có những hình thức truyền thông rất mới và hiệu quả, tác chiến trực tiếp, góp phần vào thành công của Hội nghị cũng như quảng bá hình ảnh của Bộ Ngoại giao.

 Có thể nói, năm 2018, công tác TTĐN nói chung và đặc biệt là của Bộ Ngoại giao nói riêng diễn ra rất sôi động và gặt hái được nhiều thành công.

Hiện nay, thông tin (và cả phản thông tin — fake news) trên mạng xã hội và sức lan tỏa ghê gớm của nó đang được bàn thảo nhiều. Bộ Ngoại giao cũng đã bước đầu sử dụng mạng xã hội (MXH) trong truyền thông. Quan điểm của Chị về việc này?

 Công tác TTĐN đang chịu sự tác động của truyền thông mới, trong đó nổi lên là MXH. Hiện nay, với chỉ một chiếc điện thoại thông minh, mỗi người đều có thể trở thành một "nhà báo", điều này tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức đan xen.

Donald Trump,  Kim Jong Un - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Điểm đến tuyệt vời cho những quyết định quan trọng
Trong chiến lược phát triển thông tin 2020 — 2025, tầm nhìn 2030 đã quy định đến 2025 tất cả các Bộ, ngành, địa phương sẽ phải có cổng thông tin điện tử và MXH trong công tác thông tin tuyên truyền. Thực tế, Bộ Ngoại giao là một trong những Bộ đi đầu, tiên phong ứng dụng MXH vào công tác thông tin, tuyên truyền. Cụ thể, Bộ Ngoại giao đã có tài khoản Twitter của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Facebook "Hoạt động đối ngoại dưới góc nhìn của cán bộ ngoại giao", được Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin và Truyền thông và giới báo chí, học giả trong và ngoài nước đánh giá rất cao, lượng người theo dõi tăng rất nhanh. Các Đại sứ ta ở nước ngoài cũng dùng MXH để cập nhật thông tin về hoạt động đối ngoại của Đại sứ quán, qua đó xây dựng một hình ảnh năng động và hoạt động hiệu quả của các cơ quan đại diện ở nước ngoài. 

Không thể phủ nhận MXH có lợi thế lan tỏa thông tin nhanh đến nhiều đối tượng với chi phí gần như bằng 0. Tuy nhiên, sử dụng MXH cũng có những thách thức. Chúng ta cần xác định sử dụng MXH với tư cách nào, quản trị được bình luận, cân bằng giữa cảm xúc và lý trí, ứng xử trên MXH sao cho phù hợp để bảo vệ hình ảnh của chính mình và xa hơn là uy tín, hình ảnh của Bộ Ngoại giao.

Sự kiện nào trong năm qua để lại nhiều ấn tượng nhất cho Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao, thưa Chị?

Ấn tượng nhất với tôi trong năm qua là thông tin liên quan đến bảo hộ công dân (BHCD). Có thể nói, chưa năm nào sự quan tâm của dư luận cũng như công tác chúng ta phải triển khai liên quan đến BHCD nhiều như năm 2018. 30% trong tổng số 250 câu trả lời của Người Phát ngôn là liên quan đến BHCD. Với lượng người Việt Nam ra nước ngoài công tác, du lịch, học tập, lao động ngày càng tăng, BHCD hơn bao giờ hết bận rộn với cường độ 24/7.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ trong Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và ‘cuộc cờ’ lợi ích dân tộc trong thế giới đang thay đổi
Những vụ việc trong năm qua như động đất ở Indonesia, các tàu cá của ngư dân bị bắt giữ, công dân đi ra nước ngoài vi phạm pháp luật… đều được báo giới và dư luận trong nước quan tâm theo dõi. Bộ Ngoại giao, một mặt phải triển khai kịp thời các biện pháp BHCD, mặt khác phải thông tin cho dư luận trong nước hiểu được cơ quan ngoại giao đã làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân ở nước ngoài.

Những ngày cuối năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử xảy ra việc người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài trở thành nạn nhân của khủng bố — bị trúng bom tại Ai Cập. Mặc dù vào ngày nghỉ, Bộ Ngoại giao đã vào cuộc rất nhanh và có những ứng phó rất kịp thời. Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ mà trực tiếp là Phó Thủ tướng Bộ trưởng, Đại sứ ta tại Ai Cập tới tận hiện trường thăm các nạn nhân, gặp quan chức nước bạn đề nghị hỗ trợ, cứu chữa người bị thương, điều tra truy bắt bọn khủng bố. Ở trong nước, các đơn vị như Cục Lãnh sự, Vụ Trung Đông — châu Phi đã trao đổi ngay với Đại sứ quán Ai Cập đề nghị hỗ trợ thủ tục để đưa người nhà nạn nhân sang Ai Cập, tư vấn thủ tục pháp lý cần thiết để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của công dân ta.

Khi khủng hoảng xảy ra, nguồn thông tin thường bị nhiễu, trong những lúc như vậy, rất cần thiết có thông tin chính thức của các cơ quan có trách nhiệm như cơ quan đại diện ngoại giao, Cục Lãnh sự, Vụ Thông tin — Báo chí…Theo tôi, vai trò của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao là nói lên quan điểm chính thức của Bộ. Trong mỗi tình huống đều phải đảm bảo thông tin được đưa ra chính xác, thể hiện vai trò, trách nhiệm của Bộ Ngoại giao. Đặc biệt, Người Phát ngôn phải cảm nhận và đáp ứng được quan tâm của dư luận một cách kịp thời.

Là người có "thâm niên" trong hoạt động báo chí đối ngoại, Chị có chia sẻ gì trước thềm Năm mới?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. - Sputnik Việt Nam
Dấu ấn ngoại giao năm 2018: Bản lĩnh Việt Nam được khẳng định
Tôi cho rằng, năm 2019 cũng sẽ không "ít đất" cho phóng viên đối ngoại. Bởi lẽ, thứ nhất, bên ngoài thế giới vẫn biến động khôn lường. Thứ hai, ở trong nước, mặc dù 2019 không tổ chức những hội nghị quốc tế lớn nhưng lại là năm bản lề, là bước đệm quan trọng cho năm 2020 khi Việt Nam đảm nhận những vị trí quan trọng: là Chủ tịch ASEAN và nếu thành công, Việt Nam sẽ là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Đây là những dấu mốc lớn, vì vậy, việc chuẩn bị cho công tác truyền thông là rất quan trọng.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh từng chia sẻ người Việt hay lo xa. Có lẽ, cũng nhờ đức tính này mà sự kiện nào khi Việt Nam đã tổ chức là thành công. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải nỗ lực cùng nhau tạo ra hình ảnh một đất nước Việt Nam an toàn, năng động, mến khách, có đủ năng lực đảm nhận vai trò "người chơi chính" trong các "cuộc chơi" của khu vực và quốc tế. Trên tinh thần đó, báo chí phải là lực lượng chủ chốt để góp phần  chuẩn bị dư luận, chuẩn bị môi trường thuận lợi nhất để Việt Nam sẵn sàng đảm đương những vị trí quan trọng sắp tới.

Một điều nữa tôi muốn chia sẻ là truyền thông ngày càng có vai trò quan trọng, do đó, cách làm truyền thông cũng ngày càng cần đổi mới, trước hết là về nội dung, đến hình thức và cách thức thực hiện. Bên cạnh những hình thức truyền thông truyền thống, trong thời đại số, chúng ta cần phải có thêm những hình thức khác, tận dụng truyền thông số và khai thác mặt tích cực của MXH. Có như vậy tôi tin rằng làng báo của chúng ta sẽ tiếp tục hái những quả ngọt và có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chung của đất nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала