"Điều quan trọng là Đức và Pháp ra quân trong một mặt trận thống nhất. Trên thực tế, khi đi tới thỏa hiệp với Đức, Paris cho thấy họ đã sẵn sàng bật đèn xanh cho dự án… Những sửa đổi nếu được thông qua trong các ban chuyên gia của Đức và Pháp thì khó có thể dẫn đến kìm hãm việc xây dựng "Dòng chảy phương Bắc-2". Vấn đề điều chỉnh và khả năng loại trừ nó được chuyển cho đất nước là điểm khởi đầu vào của đường ống từ phía EU, mà trong trường hợp với "Dòng chảy phương Bắc —2" thì lại chính là Đức, quốc gia nhất quán ủng hộ dự án", — ông Marinchenko giải thích.
Theo lời ông, "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" cũng có thể phải chịu sửa đổi theo Huấn lệnh, nhưng chỉ ở phần mà theo đó nguồn khí đốt cung cấp sẽ đến châu Âu. Hiện giờ chưa có quyết định cuối cùng về lộ trình của "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ", vì vậy chưa rõ là theo Huấn lệnh nước nào sẽ nhận thẩm quyền tương ứng, có thể đoán là Bulgaria hoặc Hy Lạp.