Một trong những radar như vậy là «Surok" của Nga.
Trạm radar cỡ nhỏ "Surok", được các chuyên gia Viện nghiên cứu khoa học truyền thông vô tuyến tầm xa (NIIDAR) Moskva phát triển. Cơ sở này được biết đến vì đã tạo ra thiết bị radar tầm xa dành cho hệ thống phòng thủ và cảnh báo tên lửa tại Moskva. So với những con quái vật này, radar Surok trông thiếu "nghiêm túc": một trạm — container và hai cột ăng ten. Khả năng hoạt động cũng khiêm tốn hơn nhiều. Tuy nhiên, các nhà phát triển cho biết trạm này có những tính năng độc đáo, không có sản phẩm tương tự trên thế giới.
Trạm radar nhìn vòng này (360 độ) hoạt động ở chế độ liên tục trong dải tần số cao VHF (50-70 megahertz). Được dùng để tự động phát hiện, theo dõi (tối đa 30 mục tiêu) và xác định tọa độ của các đối tượng trên không: máy bay, trực thăng, tàu lượn, máy bay không người lái chuyển động tốc độ từ 36 đến 900 km / giờ ở độ cao tới 10000 mét, khoảng cách từ 2 đến 300 km. Dữ liệu được Surok chuyển đến các đơn vị khác trong hệ thống quan sát trên không liên tục. Có thể bố trí ở những nơi có địa hình phức tạp, được sử dụng để bảo vệ các công trình quan trọng (nhà máy điện hạt nhân, đập, cầu) trước các cuộc tấn công khủng bố từ trên không, hoặc để chặn đứng việc vận chuyển ma túy bằng máy bay hạng nhẹ. Ngoài ra có thể sử dụng trong dân sự: điều khiển dẫn đường các chuyến bay tại cơ sở đào tạo hàng không thể thao, sân bay dân dụng xa xôi, những nơi không thể, không có lợi nếu lắp đặt các thiết bị radar mạnh mẽ, và quá nguy hiểm khi cất hạ cánh trực quan hay chỉ sử dụng thiết bị vô tuyến của chính máy bay.
Radar "Surok" được lắp đặt tại hiện trường chỉ trong 24 giờ, có khả năng hoạt động liên tục tới 1500 giờ với mức tiêu thụ năng lượng rất khiêm tốn — chưa tới 15 kilowatt. Điện có thể được lấy từ một máy phát hoặc kết nối với mạng điện bên ngoài. Về hiệu quả của thiết bị này, nhà sản xuất đã đưa ra thông tin sau: «Surok" có thể phát hiện ra ở khoảng cách 10 — 50 km một máy bay phản lực hạng nhẹ L-39 bay ở độ cao 200 mét đến 5000 mét.