Bất kể thuộc tính "bốc mùi khó chịu" đó, sầu riêng vẫn rất được ưa chuộng ở Trung Quốc. Mặc dù tại các cửa hàng ở Bắc Kinh giá của một quả sầu riêng có thể đến 800 nhân dân tệ, nhưng khách vẫn tranh mua, khó có đủ hàng để bán, — chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết.
Hồi tháng 8 năm ngoái, trong chuyến thăm của Thủ tướng Mokhathir Mohamad tới Bắc Kinh, hai bên đã đồng ý rằng Malaysia sẽ tăng nguồn cung cấp sầu riêng cho Trung Quốc. Ông Thủ tướng đã giữ lời hứa: Năm ngoái, người Malaysia giao trái cây sang Trung Quốc nhiều gấp hai lần so với năm 2017. Tại các làng quê Malaysia hiện nay dân cư đổ xô trồng sầu riêng hơn là sản xuất dầu cọ, vốn gần như là mặt hàng xuất khẩu chính của Malaysia.
Tuy nhiên, gần đây các nhà môi trường ở Malaysia ngày càng lên tiếng chỉ trích việc nông dân trồng sầu riêng. Theo tuyên bố của đại diện tổ chức môi trường Rimba, "trồng sầu riêng diện rộng dẫn đến nạn phá rừng chiếm đất canh tác và làm mất tính đa dạng sinh học ở Malaysia".
Quả thực, đã công bố những cứ liệu cho thấy rằng các khu rừng nhiệt đới, nơi sinh sống của các loài động vật và chim chóc quý hiếm bị phá để biến thành đồn điền sầu riêng, những dòng sông địa phương bị ô nhiễm tắc nghẽn bới cành cây và thân cây bị đốn hạ.
Dưới áp lực của các nhà môi trường, Chính phủ quyết định hạn chế việc tạo lập đồn điền mới và buộc các chủ trang trại không được gây hại cho thiên nhiên. Bộ trưởng Nông nghiệp Salahuddin Ayub tuyên bố rằng "phá rừng dành cho các khu vực mới là việc không được cổ xúy".
Chính phủ của ông Mahathir vướng phải tình huống phức tạp. Để thực hiện lời hứa với Trung Quốc, cần khuyến khích tăng sản lượng sầu riêng, thế nhưng dư luận trong nước sẽ không tha thứ nếu môi trường suy thoái do ưu ái những khu đồn điền mới trồng "vua trái cây". Ngoài ra, Kuala Lumpur sẽ không có lợi nếu vì chuyện này mà gia tăng tâm thế bài Trung trong đời sống sinh hoạt xã hội và có vẻ là ai đó mưu tính sử dụng chủ nghĩa dân tộc vào mục đích chính trị của họ. Dân thường Malaysia đơn giản bị kích động bởi ý tưởng rằng phục vụ khẩu vị của một tỷ người Trung Quốc mà dẫn đến nạn phá rừng.
Như người ta thường nói, mỗi tấm huy chương đều có hai mặt. Và cả hai phải được đối xử một cách khôn ngoan.