Phút ‘nín thở’ khi vệ tinh của Việt Nam bay vào quỹ đạo

© TTXVN phátVệ tinh MicroDragon của Việt Nam được phóng lên từ tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản và đã tách thành công khỏi tên lửa
Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam được phóng lên từ tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản và đã tách thành công khỏi tên lửa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo VnExpress, tên lửa Epsilon 4 rời bệ phóng, xịt khói đen, nhiều người giật mình. Chỉ một con ốc của vệ tinh rơi, 6 vệ tinh bay cùng có thể nguy hiểm.

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đang quay đều trên quỹ đạo mỗi ngày 15,2 vòng theo đúng kế hoạch sau gần một tháng làm nhiệm vụ trong không gian. Trở về sau thời gian theo sát hoạt động của MicroDragon, Tiến sĩ Lê Xuân Huy (sinh năm 1981, quản lý kỹ thuật và tiến độ của nhóm 36 kỹ sư thiết kế vệ tinh), Trung tâm vũ trụ Việt Nam kể lại những giây phút hồi hộp khi vệ tinh của Việt Nam bay vào quỹ đạo cùng 6 vệ tinh khác tại Nhật Bản hôm 18/1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bay lên Việt Nam: Vệ tinh MicroDragon giúp nâng hạng về công nghệ vệ tinh

Dù khá tự tin về sự an toàn của vệ tinh MicroDragon và tên lửa đẩy Epsilon, nhưng vào những thời khắc quan trọng, nhất là khi tên lửa rời bệ phóng, lúc đầu thấy tên lửa Epsilon số 4 xịt khói đen, nhiều người giật mình.

"Chúng tôi lo tên lửa bị lỗi vì xác suất tên lửa hỏng hoặc bị nổ khoảng trên 5%", TS Huy kể.

Thời khắc quan trọng thứ hai là chờ vệ tinh giao tiếp, truyền tín hiệu về mặt đất. Sáng 18/1 phóng vệ tinh nhưng phải chờ tới tối hôm đó, vệ tinh mới bay qua trạm mặt đất ở Nhật Bản.

"Thời điểm đó trạm đã nhận được tín hiệu MicroDragon phát về. Lúc đấy mọi người mới bắt đầu chúc mừng vì công việc theo đuổi suốt mấy năm trời, đổ bao mồ hôi công sức đã có kết quả bước đầu".

TS Huy cho biết, để vệ tinh MicroDragon (trọng lượng 50 kg) đủ điều kiện cấp phép bay vào quỹ đạo, trước đó nhóm cần phải hoàn thành trên 10 báo cáo chi tiết cùng khoảng 80 tài liệu đính kèm với 4 vòng kiểm tra chéo chứng minh độ an toàn. Riêng kinh phí cho một lần phóng vệ tinh cỡ 50kg lên quỹ đạo thấp khoảng gần hai triệu USD (số tiền này Việt Nam được Nhật Bản hỗ trợ hoàn toàn).

Video TH Nhân dân:

Với người Nhật Bản, an toàn luôn đặt ở mức độ cao nhất, bởi tên lửa phóng lên còn mang theo những con vệ tinh khác giá trị hàng trăm triệu USD. Chỉ cần một vệ tinh văng ra một con ốc, một miếng vật liệu nhỏ hay có hiện tượng thoát khí (outgassing) trong môi trường chân không có thể sẽ làm hư hại những con vệ tinh khác.

Vệ tinh MicroDragon trong thử nghiệm của JAXA - Sputnik Việt Nam
Vệ tinh MicroDragon 'Made in Vietnam' phóng vào vũ trụ, thu hút truyền thông quốc tế
Trong tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản, có thể lấy ví dụ chỉ riêng động tác cấp nguồn điện sau khi vệ tinh tách khỏi tên lửa, phải thiết kế 3 công tắc nối tiếp, đảm bảo dù 2 công tắc lỡ bị hỏng vẫn còn công tắc thứ ba để không ảnh hưởng đến an toàn của vệ tinh khác. 

Một ví dụ khác, vệ tinh cần phải vượt qua thử nghiệm rung lắc với biên độ lên đến 4 — 5G (G là gia tốc trọng trường), thử va chạm với gia tốc lên đến hàng trăm G để chắc chắn việc tên lửa đẩy vệ tinh vào không gian sẽ không ảnh hưởng gì đến chất lượng vệ tinh.

Chạy đua thời gian và thấp thỏm chờ tín hiệu

Theo TS Huy, quá trình vận hành thử nghiệm khi vệ tinh được phóng lên quỹ đạo thông thường sẽ kéo dài từ 1 đến 3 tháng, hoặc 6 tháng tùy vào độ phức tạp của vệ tinh. Nhưng do điều kiện kinh phí có hạn nên quá trình này của MicroDragon chỉ là 6 ngày, (từ 18 — 23/1/2019). 

Trong thời gian này mỗi người phụ trách nhóm công việc khác nhau của vệ tinh (xử lý ảnh, hệ thống phần mềm, điều khiển tư thế, truyền thông và quản lý chung) phải theo dõi kết nối và điều chỉnh khi cần thiết. Tham gia vận hành vệ tinh lần này còn có 6 cán bộ chuyên gia khác, trong đó 5 người từ Việt Nam và một người hiện đang làm tiến sĩ tại Nhật Bản.

TS Huy mô tả, hình dung Trái Đất giống quả cam, vệ tinh lại bay trong một mặt phẳng như một nhát cắt lên quả cam đó. Do trái đất tự quay, một ngày vệ tinh MicroDragon sẽ cắt khoảng khoảng 15,2 vòng ở quỹ đạo. Cứ 5 ngày lại lặp lại vị trí các nhát cắt đó một lần, như vậy có thể tạm chia trái đất thành 75 múi, mỗi múi có độ rộng tầm trên 500 km trên mặt xích đạo. Nếu vết cắt đi qua vùng có trạm thu ở mặt đất thì vệ tinh mới có thể giao tiếp, còn những vùng khác thì không. 

Vệ tinh MicroDragon đã sẵn sàng để phóng lên vũ trụ - Sputnik Việt Nam
Vệ tinh “Made by Vietnam” và giấc mơ không gian của người Việt
Với 4 nhát cắt đi qua vùng có trạm thu tín hiệu, trạm mặt đất sẽ nhận được các thông số về "sức khỏe" của vệ tinh gồm: dung lượng pin, điện áp, nhiệt độ, tư thế… Khi thấy "sức khỏe" vệ tinh ổn định, người vận hành có thể truyền lệnh, yêu cầu thực thi các nhiệm vụ như chụp ảnh và gửi dữ liệu về mặt đất.

Nếu thấy pin yếu, hay vệ tinh hoạt động chưa ổn định thì không thể yêu cầu vì chỉ cần bật camera lên có thể sập nguồn cả vệ tinh. Trong bối cảnh đó sẽ cần tắt bớt thiết bị phụ trợ và phải chờ vệ tinh bay qua vùng sáng để sạc pin bằng năng lượng mặt trời. Cứ khoảng 90 phút, vệ tinh bay một vòng, qua vùng sáng sẽ sạc còn vùng tối sẽ xả. Mỗi lần vệ tinh giao tiếp với trạm chỉ trong khoảng 11-12 phút, có khi chỉ 1 — 2 phút tùy theo góc ngẩng của ăng ten. 

Viết tiếp khát vọng

MicroDragon là một vệ tinh phục vụ đào tạo, nghiên cứu nên quá trình vận hành này diễn ra khá "thủ công", hầu hết các lệnh được thực hiện bằng tay và cần nhiều chuyên gia phối hợp để thực hiện. Các dòng vệ tinh thương mại, quy trình vận hành hầu hết diễn ra tự động và vấn đề bảo mật, an toàn được đặt lên hàng đầu.

Mục đích chính của vệ tinh MicroDragon là công cụ để đào tạo thực hành chế tạo thử nghiệm vệ tinh lớp micro (vệ tinh nhỏ). Với thời gian sống trên quỹ đạo thiết kế là 2 năm, MicroDragon đã được thiết kế với nhiệm vụ đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ dựa trên việc quan sát màu sắc nước biển.

Đài thiên văn Nha Trang. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ vũ trụ
Vệ tinh MicroDragon do 36 kỹ sư thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thiết kế và chế tạo với sự hướng dẫn của các chuyên gia của Nhật Bản. Từ những thành công ban đầu, các tiến sĩ trẻ của Việt Nam tiếp tục những khát vọng vươn lên bầu trời. TS Huy cho biết, hiện các kỹ sư trẻ từng được đào tạo ở Nhật Bản có thể tự thiết kế, chế tạo một phần và lắp ráp vệ tinh nhỏ ở trong nước.

Hiện nay, một vệ tinh khác là NanoDragon (khối lượng dưới 10kg) đang được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nghiên cứu, phát triển hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ sư và chuyên gia tại Việt Nam. Vệ tinh này có nhiệm vụ thử nghiệm công nghệ về điều khiển hướng của vệ tinh trên quỹ đạo và thu tín hiệu nhận dạng tàu thủy tự động. Mới đây JAXA thông báo đồng ý đưa lên quỹ đạo theo "Chương trình trình diễn công nghệ vệ tinh tiên tiến 2", dự kiến vào năm 2020.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала