Vào tháng 1 năm 2019, các nhà môi trường bắt đầu phun chất độc diệt chuột từ máy bay không người lái. Sputnik giải thích bản chất dự án sáng tạo của Bộ Môi trường Ecuador là gì.
Chuột chũi và chuột Na Uy đã xâm nhập lãnh thổ đảo Seymour và hòn đảo nhỏ Mosquera. Mặc dù loài gặm nhấm đã được nhân giống vào năm 2007, vào cuối năm 2017, những cá thể mới đã được tìm thấy trong khu vực.
Những loài gặm nhấm này gây hại cho quần thể chim biển và chim trên đất liền, chủ yếu là cốc biển và chim đớp ruồi. Ngoài ra, thằn lằn, rắn, rùa và cự đà cũng bị ảnh hưởng.
"Những con chuột này sinh sôi rất nhanh (…) Chúng ăn các loại con khác nhau và cả thực phẩm thực vật", Thứ trưởng Bộ Môi trường Maria Victoria Chiriboga nói với Sputnik Mundo.
Khi mối nguy hiểm không thể tránh khỏi trở nên hiện hữu rõ ràng, Bộ Môi trường địa phương đã khởi động dự án tiêu diệt loài gặm nhấm với chi phí 640.000 đô la và bao gồm cả việc phát triển chương trình đặc biệt.
Để rải mồi độc, máy bay không người lái và thuốc xịt được tạo ra bằng máy in 3D đã được sử dụng. Những phương tiện độc đáo này không có tương tự ở bất cứ đâu trên thế giới.
3.000 kg thuốc diệt chuột đã được phân tán trên 184 ha đảo Seymour và 5 ha Mosciers — khoảng 6 kg/ ha. 48% chất độc dược do kiểm lâm viên của công viên rải ra, 52% còn lại được thả từ máy bay không người lái. UAV mang theo 16 kg vật chất và sạc lại sau mỗi 15 phút. Trong ngày, mỗi drone thực hiện khoảng 50 chuyến bay.
Thứ trưởng nhấn mạnh rằng việc sử dụng máy bay không người lái đã giúp rải thuốc diệt chuột hiệu quả hơn và giảm thiểu thiệt hại cho đất, vì hệ thực vật và động vật của quàn đảo không phải chịu ảnh hưởng khi con người dẫm trên mặt đất.
Bộ đã đặt hàng thuốc diệt độc đặc biệt từ Phòng thí nghiệm Bell được phát triển dựa trên điều kiện khí hậu và môi trường của quần đảo Galapagos.
"Đây là một loại thuốc diệt chuột liều lượng nhỏ đặc biệt, sau khi tiếp cận thuốc diệt, loài gặm nhấm quay trở lại hang và thường chết ở đó. Các kiểm lâm viên đi qua khu vực và thu thập xác chuột nếu họ tìm thấy chúng bên ngoài hang", bà Chiriboga giải thích.
Vị quan chức nói rằng giới chuyên gia đã đánh giá sơ bộ về độc tính của chất độc và xác định rủi ro cho các loài khác nhau sống trên đảo Seymour và thực hiện các biện pháp dự phòng để bảo vệ những động vật dễ bị tổn thương nhất.
Mối nguy hiểm lớn nhất ảnh hưởng đến những con chim cú, chúng có thể ăn phải chuột đã trúng độc. Để tránh điều này, nhân viên kiểm lâm đã bắt chim cú trên lãnh thổ và tạm thời vận chuyển chúng đến Santa Cruz.
"Hầu như các loài khác không bị đe dọa, vì nồng độ của chất độc hại nhỏ, còn các loài động vật có kích thước lớn hơn, và hầu như không có chất độc nào ảnh hưởng đến chúng", người dối thoại với hãng thông tấn nói.
Chiriboga nhắc lại rằng lần đầu tiên chuột xuất hiện trên đảo Seymour và Santiago vào thế kỷ 16. Có thể chúng đã xâm nhập vào quần đảo Galapagos thông qua các tàu săn cá voi và tàu của cướp biển. Vào thế kỷ 18, đã diễn ra "cuộc xâm lược" quần đảo lần thứ hai, và trong Thế chiến thứ hai — là lần "xâm lược" thứ ba.
Chuột Na Uy — là loài chuột lớn nhất và hung dữ nhất — được phát hiện trên các đảo vào năm 1984. Thứ trưởng giả định rằng: lần này loài gặm nhấm đã đến quần đảo trên các tàu du lịch.