Lễ hội ở Việt Nam: Uống máu ‘kim kê’, thề không tham nhũng

© Ảnh : An Đăng - TTXNNghi lễ cắt tiết gà "kim kê" là một nét rất riêng của Lễ hội Minh Thề.
Nghi lễ cắt tiết gà kim kê là một nét rất riêng của Lễ hội Minh Thề. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lễ hội Minh Thề với nghi lễ độc đáo thề không lấy của công làm của tư, thề không tham nhũng diễn ra suốt 15 năm nay tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, báo Giáo dục Việt Nam phản ánh.

Đã thành thông lệ, sáng nay (18/2, tức ngày 14 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại đền chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) diễn ra lễ khai hội Minh Thề.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đón ông Alexander Anikin. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Nga hợp tác về phòng, chống tham nhũng

Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức lễ hội có hàng trăm người dân với đủ già trẻ, trai gái chờ đợi tận mắt chứng kiến phần nghi lễ thề sẽ luôn giữ gìn sự thanh liêm, chí công vô tư của các bậc quan lại, chức sắc, già làng trong thôn Hòa Liễu.

Bô lão trong làng thề không tham nhũng

Tới dự lễ hội còn có lãnh đạo thành phố Hải Phòng, lãnh đạo huyện Kiến Thụy, nhiều giáo sư, nhà sử học, phật học, nhà nghiên cứu và lãnh đạo một số xã lân cận.

Đây vốn là một nghi lễ cổ truyền độc đáo có từ hơn 500 năm trước. Xưa kia khi diễn ra "hội thề", dân làng tế Thánh tại miếu chính thường có chức dịch hàng tổng, quan lại hàng phủ (tương đương cấp xã, phường, quận, huyện) về tham dự, cùng giơ cánh tay thề để biểu thị sự thanh liêm, quyết không lấy của công dùng làm của tư.

Tuy nhiên trong suốt 15 năm qua kể từ khi khôi phục lễ hội đến nay thì người chủ lễ hội thề vẫn là cụ Phạm Quốc Oanh- trưởng thôn, cùng đông đảo người dân làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên.

Tại khu vực tổ chức các nghi lễ của Lễ hội Minh Thề, Ban tổ chức bố trí ban thờ trang nghiêm, nổi bật là chiếc mũ quan — đặt trang trọng lên chính diện ban thờ.

Những người có chức sắc trong làng tương ứng với các chức Lý trưởng, Phó lý… thời xưa tham gia thề nguyện tại lễ hội.

Một con dao nhọn sắc, một con gà trống thiêng và một bình rượu được đặt ngay dưới ban thờ chuẩn bị cho nghi lễ.

© Ảnh : An Đăng - TTXVNCác chức sắc trong làng uống rượu tiết "kim kê" để thực hiện lời thề.
Các chức sắc trong làng uống rượu tiết kim kê để thực hiện lời thề. - Sputnik Việt Nam
Các chức sắc trong làng uống rượu tiết "kim kê" để thực hiện lời thề.

Khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII - Sputnik Việt Nam
Tại sao lại chỉ kỷ luật cán bộ về hưu từ thứ trưởng trở lên? "Thế là không công bằng"
Mọi thủ tục diễn ra rất nhanh gọn, từ động tác đi lại của đội lễ đến các phần dâng lễ hay nghi thức đều được tối giản theo mong muốn tiết kiệm, hiệu quả nhưng không kém phần trang nghiêm.

Trong tiếng trống, tiếng nhạc uy nghiêm, chủ lễ — cụ Phạm Quốc Oanh thắp ba nén hương thơm trước ban thờ thần linh và thực hiện động tác "vạch trời chỉ đất" xung quanh một vòng tròn.

Sau đó cắm thẳng con dao nhọn vào chính giữa vòng tròn trước khi nghi lễ tấu Hịch Minh Thề vang lên.

Hịch Minh Thề không chỉ là những lời thề đanh thép thể hiện quyết tâm lòng trong, tâm sáng của các vị công vụ đương chức trong làng mà còn là sự gửi gắm lòng dân mong muốn về sự chí công vô tư.

Trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân và du khách thập phương, các vị bô lão và nhiều người dân trong làng đã thề trước các vị thần linh nếu lấy của công phục vụ việc công thì được thần linh ghi nhận, nhược bằng tham công lấy của công làm của tư thì nguyện cầu bị chư thần linh trị tội.

Từ các cụ già đến người trẻ phải dạy bảo con cháu không được tham nhũng, nếu không nguyện cầu bị chư thần linh trị tội.

Những ai trong làng bao che tội phạm, chứa chấp của gian tà cũng sẽ bị thần linh trừng phạt.

"Ai dùng của công vào việc công xin thần linh ủng hộ, ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử… làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt".

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Có thứ đáng bỏ tù không kém gì quan chức biến chất, tham nhũng trên xương máu của nhân dân
Sau những lời Hịch Minh thề ấy là những cánh tay giơ cao cùng tiếng "Y như lời thề" của trưởng thôn, các cụ bô lão đều đã ở cái tuổi ngoài 60 — 70.

Sau nghi lễ thề là đến nghi lễ cắt tiết gà, máu gà trống được hoà vào bình rượu lớn, mọi người chuyền tay nhau uống khẳng định sự đoàn kết, một lòng quyết tâm thực hiện lời thề.

Giữ gìn nét đẹp truyền thống

Hội Minh thề được gắn liền với di tích chùa Hoà Liễu. Đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 13, có tên là Thiên Phúc Tự.

Theo sử sách ghi lại, hội có từ năm 1561, khi phu nhân của Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung là bà Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản lập ra ấp Lan Niểu, nay là làng Hòa Liễu.

Cùng với đó, bà huy động hoàng thân quốc thích và quan lại triều đình góp tiền để tu tạo ngôi chùa cổ Thiên Phúc Tự. Số tiền quyên góp đó cũng dư ra để mua được hơn 47 mẫu ruộng.

Số ruộng này sau khi chia cho dân đinh cày thì còn một phần diện tích là ruộng công dùng cho người có nhu cầu "đấu thầu" để canh tác.

Những người nhận ruộng công sẽ phải trả lại một phần hoa màu để làm một "quỹ" dự trữ dùng vào việc cứu đói, giúp người nghèo, cô nhân, quả phụ.

Để đề phòng tư lợi, bà Vũ Thị Ngọc Toản cùng dân làng đã lập ra Hịch văn hội Minh Thề với lời thề lấy chí công làm trọng, không vì tư lợi, nghèo khó mà lấy của công làm việc riêng cho mình.

© Ảnh : An Đăng - TTXVNChủ tế và các chức sắc thực hiện lời thề tại buổi lễ.
Chủ tế và các chức sắc thực hiện lời thề tại buổi lễ. - Sputnik Việt Nam
Chủ tế và các chức sắc thực hiện lời thề tại buổi lễ.

Cờ quốc gia Trung Quốc và Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam vay vốn Trung Quốc phải sống chung với "tham nhũng vặt" và sự dối trá
Nếu phạm lời thề thì trời tru đất diệt. Những người đứng lên đài thề trong hội Minh Thề là các quan cấp làng như lý trưởng và các tùy tùng giúp việc.

Ngoài ra, những người trên 18 tuổi ở trong làng đều phải đứng dưới để hòa chung vào lời thề. Các quan hàng Tổng (tương đương cấp huyện) và hàng Phủ (tương đương cấp tỉnh) cũng về dự để chứng kiến lời thề.

Theo ông Phạm Đăng Khoa thôn Hòa Liễu là người có công chính trong việc phục dựng lễ hội chống tham nhũng này, trải qua nhiều thế kỷ, với biết bao biến đổi của thời cuộc nhưng dân làng Hòa Liễu vẫn gìn giữ lễ hội Minh Thề như một nét đẹp truyền thống và một hình thức giáo dục, gắn kết cộng đồng.

Đến khi cách mạng Tháng Tám thành công, lễ hội mới dừng lại việc tổ chức bởi cơ cấu hành chính làng xã lúc đó không còn tương ứng với các chức tước theo tổ chức của thời phong kiến.

Khi dừng lại việc tổ chức lễ hội, ban quản lý… quĩ của Hội vẫn còn lưu giữ được 3 tấn thóc và dùng số thóc này để ủng hộ cách mạng".

Đừng hiểu sai giá trị của lễ hội

Theo Nhà sử học Ngô Đăng Lợi, hiện nay, trong hàng nghìn lễ hội thì duy nhất cả nước, cấp xã có một làng có lễ hội Minh Thề.

Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến chống tham nhũng của Việt Nam qua góc nhìn quốc tế
Lễ hội Minh Thề hàng năm được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng (âm lịch), cũng là ngày diễn ra hội Đền Trần (Nam Định) — một lễ hội cầu tài, cầu lộc, cầu công danh.

Trong khi năm nào các "quan" cũng nô nức kéo về dự lễ hội Đền Trần, thì hội Minh Thề chỉ thấy mấy bô lão và cánh báo chí ngó ngàng để chuyển tải một thông điệp về ước vọng đẩy lùi tham nhũng.

Nhiều câu hỏi được đưa ra như: Liệu có phải lễ hội Minh Thề kém sức hút hơn các lễ hội khác? Hay chính nét độc đáo của lễ hội "thề không lấy của công làm của tư", "thề không tham nhũng" là "rào cản" để các "quan" đến với lễ hội này.

Chính vì vậy, thời gian gần đây, nhiều ý kiến cho rằng lễ hội Minh Thề nên mở rộng đối tượng thề thay vì chỉ có dân thề để lễ hội thực sự có ý nghĩa hơn…

Tuy nhiên, Lễ hội Minh Thề chỉ là một lễ hội văn hóa truyền thống của làng Hòa Liễu mới được phục dựng lại từ năm 2003, với mục đích gìn giữ nét đẹp truyền thống, tái dựng lại lịch sử.

Bản chất của lễ hội Minh Thề là vậy chứ không phải phục dựng lại lễ hội để thề chống tham nhũng ở thời điểm hiện tại.

ĐBQH Hoàng Văn Cường - Sputnik Việt Nam
Tham nhũng vặt: Chung quy cũng chỉ vì lương quá thấp
Nếu dư luận không hiểu đúng bản chất của lễ hội thì rất khó khăn trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của lễ hội "có một không hai" này.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Khải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng cho rằng, theo phong tục của lễ hội Minh Thề, những người đứng trước đền thờ để thề "không tham nhũng" phải là người đứng đầu trong làng chứ không thể là những người có chức sắc cao hơn.

Vì đây là lễ hội làng cho nên để thực hiện đúng tính chất xưa của lễ hội thì người đứng đầu trong làng sẽ ra thề trước dân làng "không lấy của công làm của riêng".

Lễ hội có mời các quan chức của huyện và thành phố về dự đánh trống khai hội chứ không tham gia thề.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала