Hôm 2 tháng 3, theo sáng kiến từ phía Mỹ, hai ông Lavrov và Pompeo đã có một cuộc trò chuyện qua điện thoại.
"Trọng tâm tập trung vào tình hình xung quanh Venezuela. Ông Lavrov đã lên án các mối đe dọa của Hoa Kỳ chống lại chính quyền hợp pháp ở đất nước Nam Mỹ, gọi đó là sự can thiệp trắng trợn vào vấn đề nội bộ của một quốc gia có chủ quyền và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế", tuyên bố nói.
Theo Ngoại trưởng Nga, sự kích động và phá hoại từ bên ngoài dưới "hành động đạo đức giả bằng cách cung cấp viện trợ nhân đạo" là hoàn toàn không liên quan đến quá trình dân chủ.
Tại Venezuela, vào ngày 21 tháng 1, các cuộc biểu tình rầm rộ bắt đầu chống lại tổng thống đương nhiệm, Nicolas Maduro. Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido ngày 23 tháng 1 đã tuyên bố mình là nguyên thủ quốc gia lâm thời trong suốt thời gian tồn tại của chính phủ này. Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã tuyên bố công nhận ông Guaido. Nga ủng hộ Maduro với tư cách là tổng thống hợp pháp của Venezuela.
Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha tuyên bố ý định công nhận Guaido là tổng thống lâm thời của đất nước, nếu không có cuộc bầu cử mới nào được công bố tại Venezuela trong vòng tám ngày. Đến nay, ngoài Hoa Kỳ, Brazil, Canada, Argentina, Chile, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Panama, Paraguay, Peru, Georgia, Albania và một số quốc gia khác cũng công nhận ông Guayido là người đứng đầu nhà nước.
Vào ngày 28 tháng 1, Hoa Kỳ tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với công ty PDVSA của Venezuela, khóa tài sản và chặn các quyền lợi của công ty trong phạm vi quyền hạn của mình là 7 tỷ đô la, đồng thời cấm giao dịch với họ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết Washington đã cung cấp cho Juan Guaido, người đứng đầu quốc hội Venezuela đối lập, quyền truy cập vào các tài khoản của chính phủ Venezuela trong các ngân hàng Mỹ.