Sau cuộc đụng độ, Ấn Độ tiếp tục khẳng định đã bắn hạ chiếc F-16 của Không lực Pakistan trên lãnh thổ Pakistan — cáo buộc mà Islamabad phản bác. Tuy nhiên, Hoa Kỳ tuyên bố họ muốn biết liệu Pakistan có thực sự dùng F-16 để bắn hạ MiG-21 của Không quân Ấn Độ, vi phạm thỏa thuận của Hoa Kỳ về bán hàng quân sự hay không. Sputnik đã đàm đạo với ông Robinder Sachdev, Chủ tịch và sáng lập gia Viện Imagindia — Trung tâm phân tích độc lập ở Delhi —, về cáo buộc Pakistan sử dụng F-16 và hậu quả hành động.
Robinder Sachdev: Hiện tại, phản hồi yêu cầu của Hoa Kỳ với Pakistan thì tốt nhất là đánh giá phần quy trình chiến dịch tiêu chuẩn của Mỹ. Tương ứng với thủ tục này, họ hỏi chi tiết, khi nào có thông báo về việc vũ khí hoặc trang bị do Hoa Kỳ cung cấp đã bị một khách hàng nào đó lạm dụng — đó là điều mà Ấn Độ đang khăng khăng tuyên bố trong trường hợp nói trên.
Sputnik: Làm sao mà khả năng Pakistan sử dụng máy bay chiến đấu F-16 chống Ấn Độ lại bị tố là vi phạm thỏa thuận bán hàng quân sự?
Robinder Sachdev: Không rõ hoàn toàn liệu việc sử dụng F-16 chống Ấn Độ có vi phạm thỏa thuận bán hàng quân sự hay chăng, bởi trong thỏa thuận với người dùng có điều khoản không tiết lộ và không công bố. Tuy nhiên, được biết rằng khi thực hiện bán F-16 có trang bị tên lửa AMRAAM trong những năm 2006-008, người ta đã thông báo rằng những vũ khí này sẽ chỉ được sử dụng vào mục đích phòng thủ và phục vụ cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố. Ngoài ra, khoảng một chục điều khoản bảo mật đã được đưa vào thỏa thuận với người dùng. Một số trong những điều khoản này bao gồm cuộc kiểm kê nửa năm tất cả các thiết bị hàng không và đạn dược của F-16, kể cả dữ liệu kỹ thuật liên quan, và quy định rằng các chuyến bay của F-16 bên ngoài Pakistan hoặc tham gia tập trận và chiến dịch với nước thứ ba phải được sự chấp thuận sơ bộ của Chính phủ Hoa Kỳ.
Sputnik: Hoa Kỳ có thể làm gì để chống Pakistan nếu những cáo buộc của Ấn Độ hóa ra là đúng?
Trong trường hợp chứng minh rằng Pakistan đã vi phạm thỏa thuận với người dùng thực tế, Hoa Kỳ có thể xem xét đưa ra một số biện pháp. Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ cũng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tình hình và nhu cầu hợp tác với Pakistan để phát triển chiến lược về Afghanistan. Hoa Kỳ đã đình chỉ hỗ trợ Pakistan và không còn nhiều biện pháp quan trọng có thể tác động hiệu quả đến Islamabad, ngoại trừ việc áp đặt trừng phạt hạn chế, là thứ mà Hoa Kỳ có lẽ cũng không định thực hiện.
Sputnik: Phải chăng Hoa Kỳ có thể ngừng bán thiết bị quân sự và vũ khí cho Pakistan?
Robinder Sachdev: Hiện tại khó đoán phản ứng của Hoa Kỳ trừ khi xác định được rõ ràng là Pakistan vi phạm thỏa thuận, mà cũng còn vì rắc rối với chuyện Afghanistan, nơi người Mỹ đang muốn hợp tác với Pakistan. Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ có thể cứng rắn hơn nếu Quốc hội Hoa Kỳ xem xét vấn đề này và đòi hỏi chính quyền Trump áp dụng trừng phạt chống Pakistan do đã vi phạm điều khoản cam kết. Điểm then chốt sẽ là hợp đồng mua-bán và thỏa thuận với người dùng cuối cùng — nếu trong hợp đồng có ghi điều khoản phạt cụ thể nào đó vì sự vi phạm thì những điều khoản đó sẽ đi vào hiệu lực.