Điều này đã được nêu ra trong một cuộc phỏng vấn giữaSputnik vớichuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Châu Phi thuộc Viện Lịch sử Tổng quát (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga)Nikolay Shcherbakov. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 11 tháng 3 đã bắt đầu chuyếnthăm thuộc địa cũ của Pháp Djibouti, vào thứ ba — ông đang ở Ethiopia, và sau đó sẽthăm Kenya.
Về phần mình, hãng tin Reuters đã trích dẫn lời một nhà ngoại giao Pháp cấp cao ẩn danh đang tòng sự tại một trong những quốc gia khu vực. Ông lưu ý nước Pháp từ lâu xem Djibouti là một lãnh thổ đã được chinh phục. "Nhưng bây giờ sự cạnh tranh từ Trung Quốc rất khốc liệt", ông lưu ý.
Tuyên bố này lặp lại lời chỉ trích của Tổng thống Djibouti, Ismail Omar Gelle, về việc người Pháp đã rời bỏ Djibouti và đầu tư rất ít vào đó.
Wang Yiwei, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc nói: "Đóng góp của Trung Quốc để Djibouti vượt qua quá khứ thuộc địa của mình là vô giá".
«Djibouti là một thuộc địa cũ của Pháp. Năm 1844 một cảng biển đã được xây dựng ở đó để tàu quân sự Pháp ra vào. Đây vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, với tuổi thọ trung bình là 39. Không phải tất cả những điều này liên quan đến sự thống trị của Pháp ở đó hay sao? Trung Quốc không chỉ tạo ra cho Djibouti một khu vực phát triển, vùng thương mại tự do, mà còn xây dựng một tuyến đường sắt nối liền với Ethiopia. Tất cả điều này ngay lập tức nâng cao hình ảnh quốc tế của Djibouti. Khi khai trương khu vực thương mại tự do, người đứng đầu nhà nước và chính phủ một số quốc gia láng giềng đã được mời để cho thấy dự án này sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho Djibouti, mà còn một số nước trong khu vực. Ảnh hưởng của Trung Quốc tại đất nước này là một thực tế khách quan. Chìa khóa của việc gia tăng ảnh hưởng là cho mọi người thấy điều đó mang lại những lợi ích gì cho người dân địa phương, phù hợp với chương trình hỗ trợ của Liên Hợp Quốc cho Djibouti, chương trình phát triển bền vững của Liên minh châu Phi cho đến năm 2030".
Không có tin gì về gói hành lý ngoại giao, bao gồm cả tài chính, mà Emmanuel Macron mang đến Djibouti và những thỏa thuận nào được ký kết. Đồng thời các nhà quan sát lưu ý Bộ trưởng Ngoại giao Djibouti đã đến thăm Trung Quốc vào ngày 19 — 21 tháng 2. Ông được Phó Chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn tiếp đón. Thực tế này phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của quốc gia nhỏ bé và nghèo nàn này ở châu Phi. Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn tin rằng kết quả của chuyến thăm của Bộ trưởng tại Bắc Kinh có thể là một thỏa thuận chính trị nhằm tăng cường hỗ trợ tài chính và kinh tế của Trung Quốc cho Djibouti đồng thời củng cố sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại đây.
Các chuyên gia đã thu hút sự chú ý đến một thực tế khác. Ethiopia, nơi hiện Tổng thống Pháp đang có chuyến viếng thăm, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã từng đến đó vào đầu tháng 1 năm nay và trước đó vào mùa hè năm 2017. Tháng 5 năm 2018, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung quốc Lật Chiến Thư cũng đã có chuyến thăm chính thức Ehtiopia. Chính trong giai đoạn này của hoạt động ngoại giao Trung Quốc, đã diễn ra việc khai trương căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Djibouti và vận hành tuyến đường sắt Djibouti — Addis Ababa.
Hãng tin France — Presse, bình luận về chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Ethiopia, chỉ lưu ý việc ông cùng với Tổng thống Ethiopia, sẽ đến thăm một ngôi đền độc đáo ở thành phố Lalibela phía bắc đất nước. 11 nhà thờ trong Lalibela được liệt kê là Di sản Thế giới của UNESCO năm 1978. Các công trình ở trong tình trạng tồi tệ, nhiều tòa nhà có thể sụp đổ bất cứ lúc nào với những cơn gió mạnh. Người dân địa phương hy vọng sự xuất hiện của những vị khách quý "sẽ dẫn đến một kế hoạch, tiền bạc và kinh nghiệm mới để khôi phục lại khu di tích".
"Đây không phải là khởi đầu của một cuộc chinh phục mới của nước Pháp, thay vào đó, chỉ là một giao thức, chuyến thăm thường lệ, không có gì hơn thế". Đó là ý kiến của chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Châu Phi thuộc Viện Lịch sử Tổng quát thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Nikolai Shcherbakov, «Có vẻ như người Pháp không thể cạnh tranh với Trung Quốc trong giai đoạn này. Pháp sẽ không thể đạt được tới các cơ hội và danh tiếng mà Trung Quốc đã có trong khu vực này. Họ đã khởi động các dự án quy mô lớn ở đó — xây dựng một căn cứ quân sự ở Djibouti, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Ethiopia và Kenya. Bây giờ Trung Quốc sẽ chuyên chở theo những gì họ cần trên tuyến đường sắt mới từ Ethiopia đến Djibouti. Người Pháp sẽ không thể cạnh tranh với người Trung Quốc trong tình hình này».