Bản chất đề xuất của tổng thống Mỹ (mà chưa chính thức tuyên bố, nhưng đã bị rò rỉ ra cho báo chí Mỹ) khiến đồng minh của Mỹ không thích thú, những nước này sẽ phải đối mặt với yêu cầu phải trả tiền cho việc Mỹ đang triển khai các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ. Hơn nữa, các nước EU và đối tác khác của Washington sẽ phải trả theo công thức "chi phí để giữ căn cứ quân sự của Hoa Kỳ cộng thêm 50%", và hơn nữa, cụm từ "50% hay nhiều hơn nữa" xuất hiện trong tài liệu của tạp chí Time — đây là một ám chỉ về khả năng Trump sẽ cố gắng "vắt kiệt" các khoản thanh toán tối đa có thể từ đồng minh của Hoa Kỳ. Không cần phải là một nhà tiên tri để dự đoán: ở nhiều quốc gia nơi quân đội Hoa Kỳ đóng quân, mô hình "trả tiền cho sự hiện diện của quân đội Mỹ" sẽ được coi là một sự cống nạp hoặc thủ đoạn tống tiền, nhưng rất khó có khả năng điều này sẽ ngăn cản tổng thống Mỹ, người kinh doanh chuyển sang làm chính trị.
Nếu các nguồn tin của tạp chí Time đúng trong tính toán của họ,thì tình huống trông sẽ như sau: "Trong một số trường hợp, các quốc gia nhận quân đội Mỹ sẽ được yêu cầu trả gấp năm đến sáu lần so với hiện tại, theo công thức "chi phí cộng thêm 50%".
Điều đáng chú ý là tại thời điểm hiện tại, phần lớn số tiền mà các nước châu Âu và Nhật Bản trả cho các căn cứ của Mỹ không phải là "tiền đô la sống", mà là các khoản bồi thường gián tiếp cho phép người Mỹ tiết kiệm tiền: đây là miễn phí tiền thuê nhà, miễn các khoản thuế hải quan và v.v. Mô hình thanh toán mới và "công thức của Trump" không dành chỗ cho các khoản thanh toán gián tiếp như vậy: truyền thông Mỹ viết thẳng trực tiếp rằng đồng minh hiện phải trả cho đặc quyền có căn cứ của Mỹ trên đất của họ (hơn nữa, họ sử dụng từ "đặc quyền" một cách nghiêm túc!), và các nước này hiện giờ phải chi trả cho việc đó và hơn nữa, khoản chi phí đủ để quân đội Mỹ kiếm được lợi nhuận từ nó.
Không chắc rằng tác giả của ý tưởng này chính là tổng thống Mỹ. Nên chăng cần xem xét một phiên bản thuyết phục hơn nhiều rằng Trump đã truyền cảm hứng cho chính phủ Ba Lan, họ tuyên bố mong muốn trả cho chính phủ Mỹ hai tỷ đô la để có cơ hội triển khai một căn cứ quân sự mới của Mỹ. Vào thời điểm đó, dường như, ngoài Ba Lan, không ai muốn thực hiện một thỏa thuận như vậy (ít nhất là từ những quốc gia cũng có hai tỷ đô la).
Tuy nhiên, trong "trò lập dị và tốn kém này" của chính quyền Warsawa, rõ ràng doanh nhân Trump đã nhanh nhạy nhìn thấy một mô hình kinh doanh mới cho sự hiện diện quân sự ở nước ngoài.
Bất chấp những ý tưởng kinh doanh kỳ dị khá ngông cuồng mà nhà lãnh đạo Mỹ đã đưa ra trước đó, ông không cố gắng kiếm tiền từ các căn cứ quân sự của Mỹ ở Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Đông. Bây giờ, rõ ràng, đã đến lúc " thò tay" sâu vào ví của đối tác. Nhiều khả năng chính quyền Washington đã đi đến kết luận rằng các nước thành viên NATO sẽ không đồng ý chi trả cho liên minh (nghĩa là, chủ yếu chi trả để duy trì quân đội Mỹ) 2% GDP của chính họ (tương đương hàng trăm tỷ đô la mỗi năm) trong tương lai gần. Vì vậy, đáng để cố gắng "rũ túi" lấy những khoản tiền khiêm tốn hơn từ họ, bằng cách sử dụng vấn đề về chi phí cho các căn cứ Mỹ làm lý do. Do bí mật chi tiêu quốc phòng của Hoa Kỳ và sự thiếu minh bạch trong quan hệ tài chính giữa quân đội Mỹ và các quốc gia mà họ đóng quân, nên rất khó để ước tính số tiền cụ thể mà "các quốc gia — hạnh phúc" sẽ trả. Nhưng có thể tin tưởng nói rằng vấn đề nêu ở đây là con số hàng tỷ.
Chính đề xuất buộc người châu Âu và các đồng minh khác của Mỹ phải trả tiền gây ra nỗi kinh hoàng cho nhiều chuyên gia và nhà ngoại giao Mỹ.
"Ngay cả ở giai đoạn đầu này, [đề xuất của Trump] đã gây sốc cho Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao, nơi các quan chức lo ngại đây sẽ là một sự xúc phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với các đồng minh thân thuộc của Mỹ ở châu Á và châu Âu, những người đã nghi ngờ về cam kết của Trump đối với mối quan hệ đồng minh" —, Time viết.
Thật dễ dàng có thể đoán được phản ứng nào trong giai đoạn tiếp theo trong kế hoạch của tổng thống Mỹ sẽ xẩy ra: "các quan chức tại Lầu Năm Góc được yêu cầu tính theo hai công thức: một sẽ xác định các quốc gia như Đức phải trả bao nhiêu tiền. Công thức thứ hai sẽ xác định mức giảm giá mà các quốc gia này sẽ nhận được nếu chính sách của họ sẽ phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ".
Như các chuyên gia và giới ngoại giao hoảng loạn chỉ ra một cách đúng đắn: những đề xuất như vậy sẽ dẫn đến một điều: ở các nước như Đức hay Nhật Bản, nơi các cử tri không quá nhiệt tình về sự hiện diện của quân đội Mỹ, sẽ lại bắt đầu cuộc thảo luận công khai về việc liệu đã đến lúc mời người Mỹ rời đi hay không.
"Ngay cả việc nêu ra vấn đề này cũng dẫn đến sự diễn tả sai lầm rằng các căn cứ quân sự tồn tại vì lợi ích của các quốc gia này", Douglas Luth, cựu đại sứ Mỹ tại NATO nói với Time. "Sự thật là các căn cứ hiện diện ở đó vì các cơ sở này nằm trong lợi ích của chúng tôi", ông nói thêm.
Đúng — đó là sự thật, nhưng chỉ có ngành kinh doanh của Tổng thống Trump không cần sự thật như vậy.