"Mỗi mạng cung cấp đều có địa chính trị riêng của mình. Ngày nay, một nửa số vốn tư bản của thế giới được đầu tư vào năng lượng và cơ sở hạ tầng hữu quan. Nếu thay đổi hướng đầu tư này, rõ ràng sẽ động chạm đến nhiều lợi ích và hiển nhiên sẽ ảnh hưởng đến địa chính trị", — ông nói.
Theo lời ông, không phụ thuộc vào chuyện nước này hay nước khác khai thác khoáng sản hay đổi mới nguồn năng lượng, điều đó luôn ảnh hưởng đến địa chính trị của các khu vực.
"Có thể nhớ về trường hợp các kim loại hiếm, như coban, niken tập trung ở những nước khác, và thế là ở đó xuất hiện địa chính trị khác, phát sinh từ sự phụ thuộc vào các kim loại này. Vì vậy chúng ta đã thấy địa chính trị trong năng lượng và sẽ luôn luôn thấy địa chính trị gắn với năng lượng", — ông kết luận
Hội đồng Năng lượng thế giới là tổ chức quốc tế phi lợi nhuận về năng lượng lớn nhất. Hội đồng đại diện cho quyền lợi của hơn 3.000 công ty năng lượng từ 94 quốc gia khắp thế giới. Nga là thành viên của WEC.