Sau hai vụ tai nạn với hai máy bay 737 MAX 8 của mình, công ty “Boeing” đã trình lên các nhà quản lý Mỹ bản cập nhật dành cho phần mềm máy bay, hướng tới ngăn chặn tình trạng chao đảo khi ở đỉnh cao – hiện tượng tử thần đối với các phương tiện bay hạng nặng. Tuy nhiên, như xác minh trong quá trình điều tra thuộc khuôn khổ cuộc phân tích chuyên gia do Sputnik thực hiện, các vấn đề của công ty Mỹ hóa ra có thể vượt xa tầm các cỗ máy bay dân dụng của họ.
Gã khổng lồ hàng không vũ trụ Mỹ mới đây xác nhận rằng họ đã cài đặt phiên bản phần mềm mới dành cho Hệ thống cải thiện đặc tính cơ động (Maneuvering Characteristics Augmentation System, MCAS). Bản cập nhật này nhằm mục đích ngăn chặn sự chòng chành của máy bay khi ở đỉnh cao, là hiện tượng tử thần có thể đã là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự cố với các máy bay 737 MAX 8 của hãng hàng không Ai Cập Ethiopian Airlines và hãng hàng không Lion Air của Indonesia.
“Chức năng an toàn” có khả năng tự động kích hoạt mà không cần đợi nhập lệnh của phi công để điều chỉnh cân bằng vị trí của bộ ổn định đuôi ngang phía sau và hạ mũi đã được lắp đặt trên máy bay 737 MAX 8 trong tương quan sử dụng động cơ lớn hơn nhưng kinh tế hơn. Tuy nhiên, hóa ra những động cơ này lại góp phần nâng mũi máy bay lên một cách không cần thiết trong suốt chuyến bay. Đáng tiếc là các máy bay chở khách của Ai Cập và Indonesia có thể thiếu hai tính năng bảo đảm an toàn then chốt gắn với MCAS, mà “Boeing” cung cấp nếu có chi phí bổ sung. Xin lưu ý, đây chỉ là kết luận sơ bộ, cuộc điều tra chính thức về vụ tai nạn vẫn đang tiếp nối.
Hơn thế nữa, trong báo chí lan ra thông tin cho rằng để thúc đẩy nhận chứng chỉ 737 MAX 8, các quan chức của Cục Hàng không Liên bang (Federal Aviation Administration, FAA) đã cấp quyền đánh giá tiêu chí quan trọng về an toàn máy bay cho chính nhà sản xuất. Đây là sự vi phạm thô bạo, dẫn đến cuộc điều tra hình sự về thủ tục cấp chứng chỉ cho những chiếc máy bay xấu số với sự tham gia của FBI.
Than ôi, đối mặt với vấn đề này không chỉ riêng máy bay dân dụng từ Boeing. Chẳng hạn, chương trình của công ty về khởi động hệ thống phóng tên lửa không gian siêu nặng Space Launch System (SLS), đã vấp phải làn sóng chỉ trích tại Nghị viện do sự trì hoãn lặp đi lặp lại và những tốn phí vượt dự kiến. Và vào đầu tháng 3, trong suốt một tuần lễ, tất cả máy bay chở dầu KC-46A (trên cơ sở Boeing-767) của Không lực Hoa Kỳ đã phải nằm im trên mặt đất sau khi phát hiện cả đống chi tiết trục trặc và những thành tố “rác” lắp đặt trên những chiếc phi cơ vừa được bàn giao.
Theo lời ông Giovanni de Briganti (chuyên gia phân tích quốc phòng và Tổng biên tập Defence-Aerospace.com), những vấn đề của gã khổng lồ hàng không vũ trụ Mỹ phát tín hiệu về mắc mớ rộng lớn hơn bên trong công ty, trong cơ cấu quản lý của nó.
“Sự thật là vấn đề với 737 MAX và KC-46A nảy sinh đồng thời có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng mặt khác cũng tiết lộ rằng Boeing đang tập trung vào kết quả tài chính chứ không phải cho độ chính xác kỹ thuật”, — ông Giovanni de Briganti nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Theo quan điểm của chuyên gia, vấn đề có thể bao hàm ở thực tế là 20 năm sau khi sáp nhập với McDonnell Douglas, văn hóa có tính lịch sử về độ xuất sắc kỹ thuật của Boeing đang nhạt phai. Các nhà quản lý cũ của Boeing đang rời đi, và thay thế họ là các đại diện của tập đoàn chỉ tập trung vào kết quả kinh doanh. Tức là nhấn vào thành công tài chính”.
Ông De Briganti nhấn mạnh rằng những vấn đề tương tự gây ra "ngắt mạch" tử thần của MCAS ở máy bay 737 MAX 8 cũng có thể là nguy cơ tiềm ẩn đối với phi cơ quân sự. Ví dụ, Tư lệnh trưởng Hải quân Hoa Kỳ, nơi đang vận hành các phiên bản sửa đổi khác của Boeing 737, đã ra lệnh xem lại quy trình huấn luyện và xử lý với hệ thống lái tự động của máy bay này. Phi công các đơn vị khác trong lực lượng vũ trang Hoa Kỳ bay trên những máy bay vận tải quân sự cỡ lớn, và thậm chí cả phi hành đoàn chuyên cơ Tổng thống Air Force One (máy bay Boeing VC-25 – phiên bản sửa đổi đặc biệt trên cơ sở Boeing-747), đã được lệnh ngầm là phải theo dõi mọi sự bất thường dù nhỏ của hệ thống lái tự động sau tai nạn của 737 MAX 8 và cần phân tích mọi chi tiết. Trong khi đó, nhà phân tích hàng không độc lập Eddie Miceli không nghi ngờ gì: vấn đề với hệ thống máy tính hàng không quân sự từ Boeing sẽ vẫn là bí mật quân sự.
Lý giải rất giản đơn. Mặc cho những vấn đề mà Boeing vấp phải, dù trong lĩnh vực hàng không thương mại hay quốc phòng, công ty vẫn là một trong những nhà thầu lớn nhất của Lầu Năm Góc, chứng cớ là bản danh mục quốc phòng đang gia tăng không ngừng. Tuần trước, bất chấp vụ xì-căng-đan với chiếc 737 MAX, công ty đã thắng thầu giành được hợp đồng chế tạo 78 chiến đấu cơ ném bom 78 F / A-18 Super Hornet cho tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Năm ngoái, Boeing đã giành được ba gói thầu cung cấp máy bay huấn luyện bay thế hệ mới cho Không quân, tàu chở dầu không người lái MQ-25 cho Hải quân cũng như dự án về thay thế máy bay trực thăng Huey. Vị thế của công ty được củng cố cả trong tương quan có những lời chỉ trích gay gắt về dự án thất bại với F-35 — máy bay ném bom thế hệ thứ năm của “Lockheed-Martin”. Hàng loạt chuyên gia dẫn đầu của ngành hàng không Mỹ tuyên bố chắc như định đóng cột: nếu như “Boeing” bắt tay làm việc này, ắt hẳn kết quả sẽ tốt hơn!
Thảo luận với Sputnik về các vấn đề của “Boeing”, nhà báo điều tra David Lindorff nhận xét:
“Có hai câu hỏi cần được nêu lên. Thứ nhất, làm sao họ có thể đi xa đến thế? Thứ hai, họ sẽ còn tiến bao xa nữa? Bởi vì “Boeing” là một công ty rất hùng mạnh. Tôi cho rằng đây là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ tính theo tổng giá thành bằng đồng USD. Ngoài ra, “Boeing” cũng là nhà thầu quốc phòng khổng lồ. Vì vậy, tìm ra sự thật là đòi hỏi quá lớn trong một hệ thống chính trị đầy tham nhũng”.