Việt Nam: Xây dựng luật vì quyền lợi chung chứ không phải “cuốc giật vào lòng”

© Ảnh : VGPBộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tình trạng “cuốc giật vào lòng” trong quy định chi tiết của không ít văn bản quả thực vẫn tồn tại, tạo ra khó khăn khi thi hành đối với các cơ quan, người dân, doanh nghiệp hiện nay...

Trong buổi làm việc mới đây của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Văn bản ban hành phải vì cuộc sống" chứ không phải "cuốc giật vào lòng". Nghĩa là phải đặt lợi ích của đa số, của người dân, của sự phát triển và bảo đảm tính đồng bộ, thực thi lên trên hết, chứ không vì lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, địa phương, đi ngược lại mong muốn phát triển trong quá trình xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật.

Tình trạng "cuốc giật vào lòng" trong quy định chi tiết của không ít văn bản quả thực vẫn tồn tại, tạo ra khó khăn khi thi hành đối với các cơ quan, người dân, doanh nghiệp hiện nay, tạo "rào cản" không nhỏ trong phối hợp giải quyết những vướng mắc, nảy sinh từ cuộc sống, những bất cập phải chung tay giải quyết giữa các bộ, ngành, địa phương.

Phú Quốc - Sputnik Việt Nam
Luật đặc khu của Việt Nam: Xin rút rồi, bây giờ ra sao?

Có một số trường hợp, Chính phủ đã thống nhất quan điểm, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng đại diện các bộ, ngành, cơ quan chức năng vẫn có ý kiến khác, nêu quan điểm khác; thậm chí nói ngược lại để bảo vệ những lợi ích riêng của ngành mình, bộ mình.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng kể về một thực tế, có doanh nghiệp kêu ca về tình trạng cán bộ lấy mẫu hàng hóa đắt tiền để kiểm tra với số lượng nhiều hơn cần thiết và không trả lại doanh nghiệp sau kiểm tra. Chính tư duy "lợi ích nhóm" như vậy trong xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khiến công cuộc cải cách hiện nay không thể đạt được kết quả như mong muốn; dẫu Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã rất quyết tâm thực hiện.

Đó còn là nguyên nhân khiến không ít những văn bản quy định khi ra đời của bộ này, ngành kia, địa phương được hưởng các cơ chế ưu đãi đã không "tìm được tiếng nói chung" khi đi vào cuộc sống.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải văn bản pháp luật nào cũng tồn tại thực trạng nêu trên. Bởi, có những văn bản quy phạm pháp luật phải tính đến những yếu tố đặc thù, nhất là trong lĩnh vực tố tụng hình sự, hay đầu tư, kinh doanh, thương mại, quốc phòng, an ninh…

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - Sputnik Việt Nam
96% đồng thuận Luật Giáo dục sửa đổi: Ở đâu thế?

Tuy nhiên, chính sách đặc thù dẫu là nhu cầu khách quan của đòi hỏi thực tế cuộc sống, nhưng dứt khoát vẫn phải bảo đảm sự phát triển chung, chứ không phải địa phương nào, ngành nào cũng cố tìm kiếm nét "riêng", nét "đặc thù" để "cuốc giật vào lòng", gây chồng chéo, gây mất cân đối trong thực thi pháp luật, kéo lùi sự phát triển chung.

Để văn bản quy phạm pháp luật không rơi vào tình trạng "bị lợi ích chi phối",  hướng đến sự phát triển chung, không gây cản trở, khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; gây lãng phí ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tới quá trình thực thi pháp luật thì việc đầu tiên là phải thực hiện thật nghiêm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Việc lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật cũng cần được quan tâm hơn nữa. Vì những đối tượng trên chính là người chịu sự tác động trực tiếp bởi các chính sách, pháp luật.

Đảng, Nhà nước ta đang nỗ lực hết mình kiến tạo, xây dựng môi trường thuận lợi nhất để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh, hơn lúc nào hết, các bộ, cơ quan cần đặt lợi ích chung vì sự phát triển của đất nước để chung tay xây dựng thể chế, chính sách và các bộ luật, đạo luật; bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, liên thông./.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала