Tranh luận về thuật ngữ “ném bom Nam Tư”: chiến dịch quân sự hay chiến tranh

© AFP 2023 / Mike Nelson Trẻ em chơi trên chiếc xe tăng Serbia bị phá hủy trong vụ bắn phá của NATO tại thành phố Klina của Nam Tư, 1999
Trẻ em chơi trên chiếc xe tăng Serbia bị phá hủy trong vụ bắn phá của NATO tại thành phố Klina của Nam Tư, 1999 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Serbia kỷ niệm 20 năm các vụ đánh bom của NATO vào Cộng hòa Liên bang Nam Tư, nhưng, ngay cả sau một thời gian dài như vậy ở nước này vẫn tiếp tục cuộc tranh luận về việc: các vụ ném bom là sự can thiệp, cuộc xâm lược, chiến dịch quân sự hay cuộc chiến tranh, cũng như về những biện pháp mà Nam Tư đã có thể thực hiện để ngăn chặn “chiến dịch đó” và những bước đi có thể làm ngay bây giờ để khôi phục lại công lý ...

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Boris Krivokapic, Giáo sư tại Khoa Luật của Đại học Union- Nikola Tesla ở Belgrade, Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm khoa học Nga, cố gắng trả lời các câu hỏi này.

Hội đồng Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam
Hội đồng LB Nga đánh giá tuyên bố của NATO rằng “ném bom Nam Tư là hợp pháp”

Ông nhận xét rằng, khi các thành viên có ảnh hưởng của cộng đồng quốc tế tấn công vào một nước ít ảnh hưởng, họ không muốn gọi hành động này là một cuộc chiến. Điều đó là dễ hiểu.

Theo ông, nguồn gốc của thuật ngữ “cuộc xâm phạm lãnh thổ nước ngoài” nên được tìm kiếm trong lịch sử nhân loại khi con người mới bắt đầu nhận thức về chiến tranh và tính hợp pháp của nó. Ông nhắc nhở rằng, trong quá khứ, các quốc gia đã có quyền tuyệt đối tiến hành chiến tranh, quyền này đã là một trong những thuộc tính của chủ quyền. Nhưng, sau Thế chiến I, quyền này bị hạn chế. Và sau Thế chiến II, không chỉ việc sử dụng vũ lực mà còn mối đe dọa sử dụng vũ lực đều bị cấm. Không gian cho việc sử dụng vũ lực đã thu hẹp, chỉ còn lại các biện pháp tự vệ và các biện pháp tập thể chống lại kẻ xâm lược, theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Chính bởi vậy những cầu thủ lớn không muốn sử dụng thuật ngữ “chiến tranh”. Đối với họ, đây là một chiến dịch, một hành động ... Bởi vì nếu họ tuyên bố rằng, họ đã phát động một cuộc chiến chống lại bất kỳ ai, thì họ sẽ trở thành những kẻ xâm lược. Nhiều người đã quên về nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc. Trên thực tế đây là hệ thống an ninh tập thể, tổ chức này đã được thành lập để hỗ trợ nạn nhân của sự xâm lược. Nhưng, trong thành phần Hội đồng Bảo an, một cơ quan đáng lẽ phải gọi những gì đang xảy ra là cuộc xâm lược, chính những kẻ xâm lược đã chiếm giữ những vị trí quan trọng nhất - ba trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: Hoa Kỳ, Pháp và Vương quốc Anh đã tham gia vào cuộc xâm lược”, - ông Krivokapic nhắc nhở.

A German soldier holds NATO flag during a ceremony to welcome the German battalion being deployed to Lithuania as part of NATO deterrence measures against Russia in Rukla - Sputnik Việt Nam
NATO: Ném bom Nam Tư là cần thiết và hợp pháp

Vào năm 1999, ông đã viết  cuốn sách “Cuộc xâm lược của NATO chống Nam Tư, sức mạnh vượt trội luật pháp (NATO agresija na Jugoslaviju - sila iznad Prava. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông cho biết rằng, vào tháng 11 năm 1999, ông đã tham gia một hội nghị về luật pháp quốc tế ở Tây Ban Nha, khi đó các đồng nghiệp của ông từ các nước phương Tây, bao gồm cả chuyên gia  Mỹ từ đại học Harvard, đều thừa nhận rằng, các vụ đánh bom Nam Tư là không khác gì cuộc xâm lược.

Chuyên gia lưu ý rằng, 20 năm trước Nam Tư đã có khả năng tìm kiếm giải pháp dựa theo Nghị quyết số 82 của Hội đồng Bảo an LHQ. Nghị quyết đó đã được thông qua vào năm 1950 trong thời gian Chiến tranh Triều Tiên. Văn kiện quy định khả năng chuyển giao quyền hạn của Hội đồng Bảo an cho Đại hội đồng LHQ. Theo ông Krivokapic, khi đó Đại hội đồng LHQ đã có thể thực hiện một số biện pháp, nhưng, họ không có ý chí chính trị.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Krivokapic lưu ý rằng, trong 20 năm qua, nhiều điều đã thay đổi có lợi cho Serbia, và tình hình tiếp tục thay đổi:

"Chúng ta không còn sống trong một thế giới đơn cực với một trung tâm quyền lực duy nhất, bây giờ các cường quốc kiểm soát lẫn nhau, và tình trạng này phục vụ lợi ích của cả thế giới".

Bình luận về ý kiến ​​cho rằng, Serbia nên tích cực hơn thu thập bằng chứng cáo buộc NATO, ông Krivokapic lưu ý, trong trường hợp này không cần có bằng chứng bổ sung nào: bản thân việc NATO bắt đầu chiến dịch này là một bằng chứng cho sự xâm lược.

Đa số người dân của đất nước tôi hoài nghi về sức mạnh của luật pháp quốc tế. Họ tự hỏi, làm thế nào điều này đã có thể xảy ra với chúng ta? Nhưng, cuộc sống nói chung là không công bằng. Nhiều điều trong quan hệ quốc tế "làm việc" không tệ, nhưng, cũng có nhiều trường hợp khi các quy tắc của luật pháp quốc tế bị vi phạm nghiêm trọng, đây chính là những gì đã xảy ra với chúng tôi", - chuyên gia nhận xét.

Theo ý kiến ​​của chuyên gia Serbia, vụ kiện chống lại NATO là một kịch bản không thực tế. Mặc dù về mặt lý thuyết mà nói, Serbia có thể kháng cáo đến Tòa án Công lý Quốc tế.

Chiếc chiến đấu cơ Lockheed F-117 trong thời gian chiến dịch chống Nam Tư  - Sputnik Việt Nam
Chiến dịch chống Nam Tư : Câu chuyện về chim ưng đêm F-117 gãy cánh ở Serbia

Đặc điểm của Tòa án Công lý Quốc tế là cơ quan này chỉ xem xét những tranh cãi giữa nhà nước này với nhà nước khác, đặc biệt là cần phải có sự đồng ý của bên bị cáo tham gia tố tụng. Tất nhiên, chúng tôi có thể đệ đơn kiện Hoa Kỳ, nhưng, họ có thể đáp trả rằng, họ không muốn "chơi trò chơi này với chúng tôi". Một khả năng khác là nộp đơn kiện các quốc gia tham gia các vụ ném bom lên tòa án của đất nước chúng tôi. Nhưng, bằng cách này chúng tôi sẽ không đạt được bất kỳ công lý nào, mà chỉ gây tổn hại quan hệ với họ. Khả năng thứ ba là các cá nhân có thể đệ đơn kiện lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu, nhưng ngay cả ở đây, chúng tôi sẽ không đạt được nhiều thành công. Chỉ có một lựa chọn cuối cùng, rõ ràng cũng là con đường dẫn đến thất bại - nộp đơn kiện các nước thành viên NATO tại tòa án của họ, - ông Krivokapic giải thích.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала