Sự sống trên sao Hỏa có hay không? Trong một thời gian dài câu hỏi này gây sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và những người bình thường. Trong năm 2020, robot Nga-Châu Âu sẽ bắt đầu chuyến khám phá để trả lời câu hỏi này. Nhưng, ngay hiện nay, sau cuộc thí nghiệm trên trạm ISS trên quỹ đạo gần trái đất, các nhà khoa học có thể trả lời câu hỏi: liệu trên hành tinh đỏ có thể có sự sống.
Từ năm 2014 đến năm 2016, trong thời gian 1,5 năm, trạm ISS đã thực hiện cuộc thí nghiệm Biomex cùng với 30 viện nghiên cứu. Kết quả là rất tích cực - trong điều kiện khắc nghiệt của không gian vũ trụ và bầu khí quyển Sao Hỏa, một số dạng sống nhất định có thể tồn tại.
Tỷ lệ sống sót lên tới 80 %
“Tham gia cuộc thí nghiệm trên trạm ISS có cả cây phả hệ cho sự sống”, - nhà sinh vật học Jean-Pierre de Vera từ Trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR), nói với Sputnik.
Nhiều vi khuẩn cổ đại (Archaea), tảo xanh lam (vi khuẩn Cyano), tảo, nấm, địa y và thậm chí cả bryophytes đã phải phấn đấu để sinh tồn trên trạm ISS.
Kết quả là rõ ràng: các dạng sống phức tạp ít được vũ trang trong cuộc chiến chống lại các điều kiện khắc nghiệt như vậy.
“Các loài rêu đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chỉ có một chiếc lá còn sống sót, và không rõ liệu có thể nuôi cây mới từ các tế bào này hay không”, - ông Vera nói. Địa y cũng có kết quả tương tự. "Tuy nhiên, tất cả các vi sinh vật, các dạng đơn bào đã sống sót tốt hơn – tỷ lệ sống sót từ 60 đến 70%, đôi khi thậm chí 80%".
Bức xạ vũ trụ và khí quyển sao Hỏa
Nhưng, kết quả cuộc thí nghiệm và sao Hỏa có liên quan với nhau hay không?
“Trên trạm ISS chúng tôi mô phỏng các điều kiện cuộc sống trên Sao Hỏa và xem các sinh vật có thể sống sót như thế nào, liệu chúng có thể tồn tại trong tình trạng tốt để có thể được phát hiện bằng các công cụ thích hợp hay không”, - nhà sinh vật học Jean-Pierre de Vera cho biết.
Để trả lời các câu hỏi này, hai nhà du hành vũ trụ người Nga Alexander Skvortsov và Oleg Artemyev đã đặt các mẫu sinh vật trên một nền tảng ở bên ngoài mô đun Zvezda của Nga.
Các mẫu sinh vật được phân tách khỏi không gian vũ trụ bằng lớp phủ thủy tinh chỉ để chúng không bị mất trong không gian. “Tuy nhiên, lớp phủ thủy tinh không thể bảo vệ khỏi bức xạ vũ trụ, ngoài ra trên nền tảng cũng có khoảng trống của không gian”, - ông Vera cho biết thêm. "Trong lớp phủ có các van thông qua đó khí dư được thải vào không gian". Một số mẫu chứa đầy khí từ sao Hỏa để xem liệu các sinh vật có thể sống sót cả trong không gian vũ trụ và trên Sao Hỏa.
Động cơ khi tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa
“Trong cuộc thí nghiệm Biomex các nha khoa học muốn làm sáng tỏ liệu sao Hỏa thích hợp cho sự sống, và liệu có thể xác nhận sự tồn tại của các sinh vật trên hành tinh này có sử dụng các công cụ mà chúng tôi sẽ gửi đến đó trong tương lai gần theo chương trình ExoMars”, - ông Vera nói.
Nhà nghiên cứu rút ra kết luận: Ngay hiện nay có thể nói rằng, cần phải tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa, bởi vì có một số mẫu sinh vật từ trái đất có thể chịu đựng được các điều kiện Sao Hỏa. Đặc biệt là những sinh vật sống dưới lòng đất - vì mục đích này trong tương lai ExoMars sẽ được trang bị thiết bị khoan”. Ngoài ra, trong khuôn khổ thí nghiệm Biomex, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các công cụ mà sau đó sẽ được sử dụng để tìm kiếm sự sống trên Sao Hỏa, và đã phát hiện thành công những chữ ký sinh học.
Có lẽ sự sống ở trái đất bắt nguồn từ sao Hỏa
Một khía cạnh khác là việc chuyển giao sự sống liên hành tinh. “Chúng tôi biết rằng, những thiên thạch từ sao Hỏa đã rơi xuống Trái đất. Tức là, có một cuộc trao đổi. Và ở đây nảy ra câu hỏi - nếu trong quá khứ trên sao Hỏa đã có sự sống, thì rất có thể những vật chất sống từ đó đã rơi xuống Trái đất và có thể phát triển hơn nữa ở đây”, - nhà sinh vật học nói.
Tuy nhiên, theo suy đoán, những sinh vật như vậy đã phải vượt qua một hành trình kéo dài hàng ngàn năm trong không gian chứ không phải chỉ 1,5 năm. Do đó, cần phải thực hiện những cuộc thí nghiệm mới về sự tồn tại lâu dài trong không gian vũ trụ, ví dụ, gửi các vi khuẩn lên mặt trăng và kiểm tra kết quả sau nhiều năm.
“Trong tương lai, chúng tôi cũng muốn triển khai một nền tảng trên mặt trăng”, - ông Vera ghi chú.
Ông muốn tạo ra một chương trình như vậy tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).
Sự sống trên các vệ tinh băng giá?
Ngoài ra, một thí nghiệm được lên kế hoạch vào năm 2022, trong đó “các sinh vật từ dưới đáy biển sẽ tiếp xúc với không gian vũ trụ”.
“Điểm mấu chốt là trong hệ mặt trời của chúng ta có các vệ tinh băng giá của Sao Mộc và Sao Thổ, trên các vệ tinh này có những đài phun nước chứa các phân tử hữu cơ phức tạp. Nhưng, chúng tôi vẫn chưa biết chắc đó là cái gì, rất có thể điều đó chỉ ra sự tồn tại của sự sống”, - ông Vera nhận xét.
Tùy thuộc vào kết quả, có thể nghiên cứu những đài phun nước băng này và lập kế hoạch thực hiện các chuyến khám phá mới.