Tại sao Việt Nam đang mất dần sự đa dạng sinh học?

CC0 / Pixabay/Quangpraha / Khu rừng Việt Nam
Khu rừng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quan hệ Việt-Mỹ, triển vọng của nền kinh tế Việt Nam và vấn đề bảo vệ môi trường - đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.

Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Washington đang thảo luận với Hà Nội về một chuyến thăm thứ hai của tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam ngay trong năm nay và hy vọng đây có thể sẽ trở thành hoạt động định kỳ thể hiện việc tăng cường quan hệ giữa hai kẻ thù cũ, theo CNA. Một bằng chứng khác về điều này là phía Mỹ vừa tiến hành bàn giao 6 xuồng tuần tra trị giá gần 12 triệu USD cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Tàu tuần tra cỡ lớn Mỹ USCGC Sherman WHEC-720 - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ chuyển giao 6 xuồng tuần tra cao tốc cho Cảnh sát biển Việt Nam

Nhưng, hậu quả chiến tranh với Mỹ vẫn còn hiển hiện ở Việt Nam. Hãng Xinhua có bài viết trong đó nêu số liệu như sau: kể từ năm 1975, ở Việt Nam có hơn 40 nghìn người chết và 60 nghìn người bị thương, chủ yếu những người nuôi dưỡng gia đình và trẻ em, do bom mìn còn sót lại. Ở Việt Nam số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800.000 tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,1 triệu ha, chiếm 18,7% tổng diện tích của cả nước.

Bây giờ một số thông tin về nền kinh tế. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn ở mức cao 6,8% trong năm 2019 và giảm nhẹ xuống 6,7% trong năm 2020, điều này được giải thích bởi việc suy giảm xuất khẩu và nhu cầu nội địa, theo tờ Business Times. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào ngoại thương đang bị ảnh hưởng bởi việc doanh số điện thoại thông minh toàn cầu sụt giảm, mà nhóm hàng này chiếm phần lớn tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các chuyên gia của ngân hàng ADB dự đoán rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn do căng thẳng thương mại giữa các nước. Họ cho rằng, trong vài quý tới Việt Nam sẽ không thể nhanh chóng phục hồi tốc độ tăng trưởng ấn tượng bởi vì các ngành công nghệ vẫn còn yếu kém. Về vấn đề này, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cải cách một số ngành công nghiệp chế biến.

Sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Canon thuộc Khu Công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên). - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phấn đấu thành “Thung lũng Silicon” của Đông Nam Á

Trên báo chí quốc tế có mấy bài viết thú vị về một vấn đề quan trọng như bảo vệ môi trường. Việt Nam được công nhận là một nước có tính đa dạng sinh học. Trong ba thập kỷ qua, hàng trăm loài thực vật và động vật mới đã được phát hiện ở đây và mấy loài mới được ghi nhận hàng năm, theo tờ New York Times. Ví dụ, loài linh dương saola là loài động vật sống trên cạn lớn nhất được phát hiện ở bất cứ đâu kể từ năm 1937. Nhưng bây giờ ở Việt Nam đang diễn ra quá trình tiêu diệt sự đa dạng này. “Các công viên quốc gia chủ yếu chỉ đứng tên, và săn trộm đang tàn phá động vật hoang dã”, - bài báo trích dẫn ý kiến của một chuyên gia. Việt Nam đã trở thành một trung tâm thế giới về buôn bán động vật hoang dã hình sự. Nguyên nhân là do nhu cầu của y học cổ truyền ở Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc, cũng như do các nhà hàng chuyên xẻ thịt thú rừng hoang dã trở thành phổ biến ở các đô thị. Ăn thịt ở các nhà hàng này có mục đích trưng bày cho ra dáng người giàu có. Nạn tham nhũng trong các cơ quan được thành lập để bảo vệ thiên nhiên, cùng với nền kinh tế đang tăng trưởng thúc đẩy ngành xây dựng phát triển mạnh đều là những yếu tố chính gây ra sự biến mất môi trường sống tự nhiên của động vật, chim và bò sát. Nhưng, vẫn có những tia hy vọng, tác giả nhận xét. Nguồn hy vọng cho Việt Nam là thu hút người dân địa phương vào hoạt động bảo tồn động vật hoang dã thông qua các đòn bẩy kinh tế, cũng như phát triển du lịch sinh thái.

Giao thông trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Giải cứu giao thông Hà Nội – tàu điện ngầm

Một vấn đề môi trường cấp tính khác đối với Việt Nam là ô nhiễm môi trường. Theo dữ liệu chính thức, Việt Nam sản xuất khoảng 2500 tấn chất thải nhựa mỗi ngày. Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, quốc gia này xếp thứ 4 trên thế giới về xả rác thải nhựa ra biển, theo The Straits Times. Tờ báo cho biết về một sáng kiến ​​mới: 3 chuỗi siêu thị lớn nhất ở Việt Nam hiện nay gồm Lotte Mart, Saigon Co-op ở Thành phố Hồ Chí Minh và Big C ở Hà Nội đã bắt đầu sử dụng lá chuối thay cho túi nilông để bọc, gói rau bán cho khách hàng. Không chỉ sử dụng lá chuối để gói sản phẩm, siêu thị Lotte Mart còn bán ống hút giấy, hộp đựng thực phẩm làm từ bã mía, trong khi đựng trứng trong các bao bì giấy thay vì hộp nhựa. Và siêu thị Big C sử dụng túi tự hủy sinh học làm từ bột ngô.

Hy vọng rằng, bằng những nỗ lực chung, tất cả chúng ta sẽ thành công trong việc bảo vệ thiên nhiên và khắc phục những thiệt hại mà chúng ta đã gây ra cho môi trường.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала