Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Mời nhưng không thèm đến: Trump dội thêm gáo nước lạnh vào lời mời của Hải Quân Trung Quốc

© AP Photo / Andrew HarnikChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  với cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc Mỹ không cử bất cứ quan chức quân đội cấp cao hay tàu chiến tới dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc được xem là 'gáo nước lạnh' với chính quyền Bắc Kinh giữa lúc quan hệ hai nước vẫn đang căng thẳng, Infonet dẫn nguồn tờ Japan Times cho hay.

Trong một động thái cho thấy mối quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung chưa hết căng thẳng, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cho biết không cử bất cứ quan chức quân đội cấp cao hay tàu chiến tới tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân Trung Quốc diễn ra trong tháng Tư này.

USS Carl Vinson - Sputnik Việt Nam
Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc ‘lập tỉnh mới’ ở Biển Đông

Trong khi đó, nhiều quốc gia đồng minh lâu năm của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản đã lên tiếng xác nhận điều động các quan chức cấp cao cùng tàu thuyền quân sự sang dự lễ kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập hải quân Trung Quốc, theo tờ Japan Times.

Còn trong tuyên bố hôm 5/4, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Dave Eastburn cho hay văn phòng tùy viên quân sự thuộc Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh sẽ đại diện cho Mỹ tham gia lễ diễu binh hạm đội và một hội nghị ở thành phố cảng Thanh Đảo của Trung Quốc từ ngày 22 - 25/4.

“Chính phủ Mỹ tìm kiếm mối quan hệ song phương chú trọng vào kết quả và giảm thiểu rủi ro. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với hải quân Trung Quốc thông qua các cuộc đối thoại liên quân sự truyền thống bao gồm các nhóm làm việc trong khuôn khổ Thỏa thuận Tham vấn hàng hải quân sự và các cuộc thảo luận về Quy tắc ứng xử", Japan Times dẫn lời ông Eastburn.

Hồi tuần trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố hơn 60 nước sẽ cử phái đoàn hải quân tới tham dự sự kiện đa quốc gia vào ngày 23/4 bao gồm một lễ diễu binh hạm đội với sự có mặt của nhiều tàu hải quân từ các nước như Hàn Quốc, Philippines và Nhật Bản.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Chính sách Biển Đông thời ông Trump: Mỹ làm được gì với Trung Quốc và Việt Nam sẽ ra sao?

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hồi tháng trước đã lên tiếng xác nhận sẽ điều động một tàu khu trục tới thành phố Thanh Đảo trong khoảng thời gian từ ngày 21 – 26/4. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của tàu hải quân Nhật Bản tới Trung Quốc trong vòng 7 năm qua.

Thậm chí, một số báo cáo chưa được xác nhận cũng cho hay, Pháp và Nga sẽ điều động cả tàu sân bay cùng các quan chức quân sự cấp cao tới lễ kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.

© Ảnh : U.S. Marine Corps/Cpl. Robert GavaldonСuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương lần thứ 26 (RIMPAC 2018)
Mời nhưng không thèm đến: Trump dội thêm gáo nước lạnh vào lời mời của Hải Quân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Сuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương lần thứ 26 (RIMPAC 2018)

Trước đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình từng cho rằng lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân Trung Quốc trong năm nay sẽ là sự kiện hải quân lớn nhất của nước này từ năm 1949 tập hợp nhiều lực lượng hải quân trên thế giới tới tham dự.

Tập Cận Bình thị sát diễu binh hải quân ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Mỹ nghi ngờ Trung Quốc quân sự hóa biển Đông "như chuẩn bị Thế chiến thứ ba"

Giới quan sát quân sự nhận định, hải quân Trung Quốc sẽ nỗ lực phô trương sức mạnh quân sự trong bối cảnh truyền thông phương Tây gần đây lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ những hành động mang tính khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, việc Mỹ không cử quan chức cấp cao và tàu chiến tới dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc sẽ là “gáo nước lạnh” với Bắc Kinh, bởi đây là một trong những sự kiện để Trung Quốc phô trương thanh thế.

Trên thực tế, động thái của Mỹ là nhằm một lần nữa khẳng định lời cam kết về việc duy trì “hoạt động tự do hàng hải” sau khi các tàu thuyền của hải quân Mỹ tiến lại gần những hòn đảo mà Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm trên Biển Đông.

© Ảnh : U.S. NavyTàu khu trục Hoa Kỳ Dikeour và tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông
Mời nhưng không thèm đến: Trump dội thêm gáo nước lạnh vào lời mời của Hải Quân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Tàu khu trục Hoa Kỳ Dikeour và tàu chiến Trung Quốc ở Biển Đông

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nhanh chóng cho cải tạo và xây dựng trái phép hàng loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông. Hành động của Trung Quốc không chỉ khiến các nước có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông lên tiếng phản đối mà nhiều quốc gia trên thế giới cụ thể là Mỹ có hành động đáp trả.

Xe quân sự mang tên lửa đạn đạo DF-26 lái qua cổng Thiên An Môn trong cuộc diễu hành quân sự tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 9 năm 2015, để kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nhật Bản và kết thúc Thế chiến II - Sputnik Việt Nam
Cách Mỹ khắc chế tên lửa có tầm bắn bao trùm Biển Đông của Trung Quốc

Theo đó, Mỹ đã liên tiếp cho điều động tàu thuyền tới Biển Đông để thực hiện sứ mệnh tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển chiến lược.

Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương tại Đại học Lingnan ở Hong Kong, ông Zhang Baohui, việc Mỹ không điều tàu chiến hay quan chức cấp cao tới tham dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc "rõ ràng là dấu hiệu cho thấy chính sách cứng rắn hơn của Nhà Trắng đối với Trung Quốc".

Ông Trương nhận định: "Trong quá khứ, Mỹ từng cố gắng xây dựng mối quan hệ liên quân với Trung Quốc. Chính sách này nhằm tăng cường hợp tác và mở rộng niềm tin song phương với Trung Quốc. Nhưng giờ đây, chính quyền của Tổng thống Trump xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Do đó, chính sách hiện nay của Washington là cạnh tranh thay vì ràng buộc lẫn nhau. Trong hoàn cảnh này, việc gây dựng lòng tin đôi bên đã bị gạt sang một bên".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала