"Chúng tôi cần được chắc chắn rằng chúng ta, như một phần của Hiệp ước này, sẽ có tất cả các bên hữu quan ... Những nước khác, ngoại trừ Hoa Kỳ và Nga. Có thể chúng tôi sẽ không thành công. Có thể tất cả sẽ kết thúc với thực tế là chúng tôi chỉ làm việc với người Nga về chuyện này, nhưng nếu chúng ta nói về tiềm năng hạt nhân, thì từ quan điểm về mối đe dọa đối với Hoa Kỳ, cục diện đã thay đổi mạnh”, - Mike Pompeo nói trong phiên điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Trả lời cho một câu hỏi bổ sung, Pompeo làm rõ về chuyện nhắc tới Trung Quốc.
Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược do Nga và Hoa Kỳ ký kết năm 2010, bắt đầu hiệu lực vào ngày 5 tháng 2 năm 2011. Văn kiện dự trù rằng mỗi bên sẽ giảm kho vũ khí hạt nhân theo cách để sau 7 năm và hơn thế nữa, tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 phương tiện mang-phóng.
Thỏa thuận bắt buộc Nga và Hoa Kỳ phải trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện mang theo lịch trình 2 lần một năm. Đến hạn chót vào ngày 5 tháng 2 năm 2018, theo đó Nga và Hoa Kỳ cần đạt chỉ số kiểm soát chuẩn về START-3. Hiệp ước hết hạn vào năm 2021.