Cách nào để giảm bớt gánh nặng cho Tân Sơn Nhất?

© Ảnh : BlueVNCận cảnh khu sân golf hoành tráng trong sân bay Tân Sơn Nhất như thách thức dư luận và các cơ quan chức năng.
Cận cảnh khu sân golf hoành tráng trong sân bay Tân Sơn Nhất như thách thức dư luận và các cơ quan chức năng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại buổi toạ đàm “Giải pháp thúc đẩy hàng không bền vững” lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cùng các chuyên gia đã nhận định nhiều vấn đề “nóng” về việc có nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào hạ tầng hàng không, làm thế nào để giảm bớt gánh nặng cho Tân Sơn Nhất, danviet cho biết.

Trước những vấn đề đang được dư luận quan tâm về việc có nhiều nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào hạ tầng hàng không, khi có nhà đầu tư tham gia, thị trường hàng không sẽ thay đổi như thế nào? Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho rằng: “Cảng hàng không, thuộc hạ tầng giao thông quốc gia, thực hiện theo nguyên tắc giao thông đi trước một bước, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạch định chiến lược hạ tầng. Do đây là kết cấu hạ tầng giao thông nên phải được quản lý chặt chẽ bằng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển của Nhà nước”.

Ông Thanh cho biết: “Nguồn lợi trực tiếp thu được từ hạ tầng hàng không không phải dễ dàng. Nhà nước đang có chính sách huy động nguồn lực xã hội vào hạ tầng hàng không. CHK Vân Đồn chính là một mô hình thành công về việc thu hút xã hội hoá đó, nhưng hàng không còn nhiều đặc thù khác”.

“ACV chúng tôi luôn ủng hộ chủ trương xã hội hoá. Tuy nhiên, xã hội hóa cần theo mô hình của Vân Đồn. Theo tôi, Nhà nước nên xã hội hoá kêu gọi đầu tư toàn bộ cảng, không nên chỉ kêu gọi một hạng mục riêng biệt. Bên cạnh nguyên tắc một cảng hàng không, một nhà khai thác chúng ta cần đảm bảo, còn là vấn đề lợi ích của doanh nghiệp cảng”, ông Thanh phân tích.

© Ảnh : zing.vnMáy bay ngập trên không và đường băng tại Tân Sơn Nhất
Cách nào để giảm bớt gánh nặng cho Tân Sơn Nhất? - Sputnik Việt Nam
Máy bay ngập trên không và đường băng tại Tân Sơn Nhất

Nói về sân bay Tân Sơn Nhất, ông Thanh khẳng định: “Hiện nay, nói giải quyết tắc nghẽn Tân Sơn Nhất mới chỉ nói đến nhà ga T3, nhưng thực tế là phải đồng bộ. Tôi nhiều lần nói, nếu không đồng bộ đầu tư khu bay, xây xong T3 cũng không giải quyết vấn đề gì. Khu bay khi đó sẽ trở thành điểm tắc nghẽn. Do đó, giải cứu Tân Sơn Nhất, ngoài nhà ga T3, cần đầu tư đồng bộ cả đường lăn, sân đỗ và đường băng”.

Đề cập tới việc làm thế nào để giảm gánh nặng cho Tân Sơn Nhất, ông Thanh cho rằng: “Tại Quyết định 921 nêu rõ phát triển hàng không theo mô hình trục nan, qua 3 trục Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng. Tuy nhiên, Quyết định 236 đưa ra định hướng rất lớn là phải tăng cường khai thác điểm đến điểm, nghĩa là không khai thác giữa các điểm, tăng cường khai thác giữa các cảng hàng không với nhau mà không thông qua 3 trục này.

Cũng tại buổi toạ đàm, nói về việc cạnh tranh giữa các hãng Hàng không, ông Đặng Tất Thắng - Phó Chủ tịch thường trực hãng Hàng không Bamboo Airways cho biết: “Cạnh tranh không chỉ giữa các hãng hàng không mà cạnh tranh giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân. Nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng đường lối, chính sách, còn lại làm sao tạo môi trường Nhà nước và tư nhân bình đẳng với nhau”.

“Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp Mỹ đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam và chính sách hỗ trợ của Việt Nam. Hệ thống luật pháp tuy chưa hoàn thiện, nhưng Chính phủ Việt Nam rất linh hoạt và rất cầu thị lắng nghe, có chính sách linh hoạt đảm bảo có lợi ích cho DN. Đại sứ Mỹ đánh giá rất cao môi trường đầu tư của chúng ta”, ông Thắng chia sẻ.

Theo ông Thắng, cạnh tranh giữa các hãng hàng không sẽ mang lại lợi ích lớn cho người dùng. Chúng tôi cạnh tranh để cùng phát triển, không phải cạnh tranh để chiến thắng đối thủ hay làm cho đối thủ không tốt đi. Thị trường hàng không ở nước láng giềng như Thái Lan có tới 13 hãng hàng không, còn hiện Việt Nam mới chỉ có 4 hãng hàng không.

Chỉ số phần trăm người dân Việt Nam bay không quá 50%, tức là không quá 50% người dân được trải nghiệm bay. Với sự ra đời của VietJet hay Bamboo, hy vọng sẽ thêm nhiều người dân có cơ hội được bay và đặt chân lên máy bay. Còn nhớ trong chuyến bay đầu tiên của Bamboo Airways tôi có tặng hoa hành khách. Nhiều người bắt tay tôi cảm ơn và nói rằng nhờ có Bamboo mà họ được bay. cái này có lẽ Vietjet cũng có từ lâu rồi.

Định hướng về sự phát triển lâu dài, ông Thắng khẳng định: “Chúng tôi xác định cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, bằng sự an toàn, sự tiện nghi của các dịch vụ chất lượng 5 sao, bằng sự tận tâm của mỗi con người Bamboo và bằng nhiều sản phẩm mới. Chúng tôi cung cấp dịch vụ như “Bay Bamboo nghỉ FLC”, nhiều dịch vụ mới và tập trung vào những sân bay chính như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Chúng tôi sẽ mở các đường bay với các địa phương có nhu cầu kết nối và có tiềm năng”.

Trong khi đó, ông Phạm Vũ Tùng - Giám đốc Dự án Công ty CP hàng không Vietjet Air cho biết: “Nếu chúng ta không mạnh dạn trao đổi, dư luận xã hội sẽ nghĩ cứ ra thêm 1 hãng hàng không là có cạnh tranh. Không những thế, nhiều người vẫn cho rằng cạnh tranh là xấu, dù thực tế cạnh tranh rất tốt”.

Ông Tùng chia sẻ: “Nhiều người nghĩ cạnh tranh không tốt nên trong quá trình VietJet xây dựng và phát triển cũng đã phải chịu áp lực suốt 8 năm qua. Theo tôi, đây cũng là dịp mọi người hiểu thêm cạnh tranh trong ngành hàng không thực chất là thế nào?”

“Hiện Việt Nam chỉ có 5 hãng hàng không được cấp phép hoạt động, trong khi đó Thái Lan có thời điểm lên tới 30 hãng hàng không, Indonesia có 27 - 28 hãng hàng không. Chúng ta đang ở trước ngưỡng cửa cơ hội phát triển rất lớn. Thay vì nói câu chuyện cạnh tranh và các đối thủ chiến đấu với nhau, từ khi VietJet ra đời đến nay có thêm Bamboo Airways, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có “tác kích” cạnh tranh trực tiếp mà phải làm thật tốt công việc, làm thật tốt dịch vụ của mình và có sáng tạo”, ông Tùng thẳng thắn nhìn nhận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала