"Hệ thống nhân quyền của Liên Hợp Quốc đang đảm trách vấn đề này", - bà nói sau khi giải thích rằng "một số chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc rất chăm chú theo dõi vụ việc và chúng tôi duy trì liên hệ với họ”.
“Về phần Cao ủy Nhân quyền LHQ, - bà Shamdasani nói tiếp, - thì chúng tôi trông đợi rằng tất cả các nhà chức trách hữu quan sẽ đảm bảo cho ông Assange có được quy trình xét xử công bằng, bao gồm cả thủ tục dẫn độ tiềm năng”.
Đến lượt mình, đại diện chính thức của Văn phòng Cao ủy về người tị nạn (UNHCR) Babar Baloch lưu ý rằng khi còn ở trong tòa Đại sứ Ecuador ở London thì Julian Assange “tị nạn ngoại giao” nhưng ông ta không có quy chế tị nạn.
“Tị nạn ngoại giao như vậy không cấp quyền bảo vệ như một người tị nạn”, - ông Babar Baloch nói và nhấn mạnh rằng UNHCR không liên quan đến vụ việc của Assange).
Năm 2006 Julian Assange thành lập cổng thông tin WikiLeaks, trên đó công bố những thông tin mật về hoạt động của hàng loạt Chính phủ, trong đó có Hoa Kỳ. Vì những cáo buộc về quấy rối tình dục do Thụy Điển đưa ra chống Julian Assange, vào năm 2012 ông này đã xin tị nạn trong Đại sứ quán Ecuador ở London và ở lại đó liên tục trong gần bảy năm.
Hôm thứ Năm, chính quyền Ecuador từ chối cấp quy chế tị nạn và sau đó Julian Assange bị cảnh sát Anh bắt vì không chịu xuất hiện tại Tòa án London theo lệnh bắt giữ từ năm 2012, và tiếp đó là theo yêu cầu của Hoa Kỳ về dẫn độ từ năm 2018. Luật sư bào chữa lo ngại rằng nếu bị trao cho phía Hoa Kỳ, Julian Assange có thể phải đối mặt với án tù 35 năm thậm chí tử hình, nhưng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xác nhận rằng ông ta chỉ phải đối mặt với 5 năm tù vì hoạt động tin tặc.